Đăng nhập sổ của bạn
Chậm vận động ở trẻ: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý
Trẻ 7 tháng không lật lẫy, 9 tháng không bò, 12 tháng không chập chững đi được xem là chậm vận động. Trẻ chậm đi phải làm gì? Khám trẻ chậm đi ở đâu
Trẻ như nào được xem là chậm vận động? Theo dân gian, ông bà thường nói về sự vận động của trẻ bằng câu: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi.
Còn theo y học, với trẻ 3 tháng chưa biết lẫy, có thể bố mẹ quan niệm rằng con trốn lẫy. Tuy nhiên trẻ không thể trốn cả lẫy, cả bò và 9 tháng chưa có dấu hiệu tập đi. Vậy nên nếu trẻ 12 tháng chưa chập chững tập đi hoặc đến 18 tháng chưa tập đứng, lúc đó trẻ được xem là chậm vận động.
Như vậy trẻ được xem là chậm vận động là khi trẻ phát triển chậm hơn so với các mốc vận động bình thường của trẻ cùng lứa tuổi.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên lưu ý các dấu hiệu chậm vận động ở trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm vận động gồm có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh.
- Nguyên nhân trước sinh: Do người mẹ lúc mang thai bị cúm, hoặc dinh dưỡng không tốt. Do vậy từ khi trong bào thai trẻ đã phát triển kém về thể chất.
- Nguyên nhân trong lúc sinh: Có những trẻ lúc sinh ra bị ngạt, sinh non, thiếu cân. Hoặc trong quá trình sinh gặp tai biến sản khoa: trẻ phải dùng các can thiệp sản khoa như móc xép... rất dễ gây ra biến chứng về vận động.
- Nguyên nhân sau sinh: Trẻ bị nhiễm virus, sốt hoặc trẻ bị chấn thương cũng ảnh hưởng đến vấn đề vận động.
Để phát hiện được các vấn đề chậm vận động của trẻ, cha mẹ cần phải quan sát kỹ các mốc vận động. Trẻ chậm vận động sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như:
- Trẻ trong 3 tháng đầu không cầm, nắm đồ vật, khó kiểm soát đầu, không đưa được đồ vật lên miệng.
- Trẻ 7 tháng không có dấu hiệu lẫy, lật. Không thể ngồi dậy nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
- Trẻ 9 tháng không bò, chưa vận động quay trở người. Hoặc có thể bò nhưng chân tay không hoạt động đồng đều, phối hợp với nhau.
- Trẻ từ 12-18 tháng là mốc phải chập chững đứng hoặc đi một vài bước. Nếu trẻ chưa đi được hoặc không thể đứng nếu không có người hỗ trợ thì được xem là chậm hơn so với lứa tuổi.
Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám tại các chuyên khoa uy tín để tìm nguyên nhân. Trẻ chậm vận động cần được chẩn đoán bởi bác sĩ phục hồi chức năng. Có những nguyên nhân có thể dùng các phương pháp can thiệp hoặc có những nguyên nhân phải sử dụng biện pháp hỗ trợ. Các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch và bắt đầu luyện tập vận động, mát xa, nhận thức ngôn ngữ, cảm giác tổng hợp hỗ trợ trẻ đạt được các mốc phát triển theo lứa tuổi.
Trong một số trường hợp, ví dụ như bại não, bên cạnh tập luyện phục hồi chức năng trẻ còn cần sử dụng các thuốc hỗ trợ khác. Nếu trẻ có dấu hiệu co cứng nửa người hoặc 2 chân cần phải kết hợp tập luyện kèm dùng thuốc giãn cơ.
Tùy vào từng trường hợp trẻ chậm vận động, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân. Từ đó xây dựng các phương pháp điều trị theo từng giai đoạn. Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện sớm chậm vận động ở trẻ để có biện pháp can thiệp. Đồng thời cha mẹ cũng cần kiên trì đồng hành trong suốt quá trình điều trị của con trẻ.
Trẻ chậm đi khám ở đâu? Dưới đây là một số địa chỉ khám chậm vận động ở trẻ tại Hà Nội:
- Khoa Thần kinh nhi, khoa Chỉnh hình Nhi - Bệnh viện Nhi Trung ương. Địa chỉ: 18/679 La Thành - Đống Đa - Hà Nội.
- Trung tâm Nhi khoa, Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: 78 Giải Phóng - Hoàng Mai - Hà Nội.
- Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Khoa Khám bệnh tổng hợp, khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Địa chỉ 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
25/05/2023 07:25
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.