Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Cho con bú không phải là biện pháp tránh thai an toàn

Cho con bú là một biện pháp tránh thai, tuy nhiên, phương pháp tránh thai tự nhiên này vẫn có nhiều khả năng mang thai khi bà mẹ quan hệ tình dục trở lại,

1. Vẫn có khả năng mang thai khi đang cho con bú

Tuy việc thụ thai khi bà mẹ đang cho con bú không phải là dễ dàng như bình thường nhưng quá trình này không phải là giai đoạn an toàn tuyệt đối.

Mặc dù chưa có kinh nguyệt trong nhiều tháng sau sinh nhưng buồng trứng vẫn có thể giải phóng một quả trứng hoàn chỉnh bất kỳ lúc nào trước khi sản phụ thực sự trở lại chu kỳ kinh nguyệt (chỉ sau khi trứng đã rụng được 2 tuần, mới bắt đầu thấy kinh nguyệt).

Khi mẹ cho con bú vẫn có có khả năng mang thai.

Nếu sản phụ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt có thể chỉ "khởi động" lại sau đó ít nhất là 1 năm (tính từ thời điểm bạn sinh bé). Nếu bé ngủ suốt đêm (ít dậy bú mẹ) trong giai đoạn trước 1 tuổi thì chu kỳ kinh của sản phụ thường sẽ trở lại sớm hơn (3 - 8 tháng sau sinh). Điều này cũng tương tự nếu cho trẻ uống thêm sữa công thức.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 2 năm sau khi sinh nhằm có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì thế, trong giai đoạn sau sinh, điều quan trọng nhất là chọn được phương pháp tránh thai phù hợp, vừa kế hoạch cho mẹ vừa an toàn cho con.

Tuy nhiên, nhiều sản phụ có kinh nguyệt trở lại chỉ 2 tháng sau sinh dù cho bé bú mẹ 100%. Vì thế, với khả năng rụng trứng trước khi chính thức có kinh nguyệt, khả năng có thai của các bà mẹ là 10%. Như vậy, bé càng bú mẹ thường xuyên (nhiều lần) thì sự khởi động lại chu kỳ nguyệt san sẽ chậm. Các chuyên gia tin tưởng rằng chính quá trình cho con bú đã kìm hãm các hormone kích thích quá trình rụng trứng.

2. Chủ động ngừa thai khi đang cho con bú

Cho trẻ bú mẹ là phương pháp tránh thai tự nhiên từ sữa. Nhưng điều này không có nghĩa là bà mẹ nào cho con bú cũng có thể sử dụng hiệu quả biện pháp này. Vì vậy, theo các bác sĩ sản khoa, trong thời gian cho con bú, các mẹ nên tìm hiểu và sử dụng các biện pháp tránh thai khác như:

2.1 Biện pháp tránh thai không có hormone

Bao cao su: Dùng bao cao su là biện pháp tránh thai hiệu quả nhất, đồng thời hạn chế lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai khi đang cho con bú là một biện pháp tránh thai cực kỳ hiệu quả. Loại vòng tránh thai này được làm bằng đồng, hoàn toàn không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến chất lượng và số lượng sữa mẹ. Thời gian thích hợp để đặt vòng tránh thai sớm nhất là sau sau sinh 6 tuần khi tử cung co hồi lại bình thường.

2.2 Biện pháp tránh thai có hormone

Thuốc tránh thai chỉ có Progestin (POPs): Phương pháp này, khi được sử dụng hàng ngày, có hiệu quả cao đối với phụ nữ đang cho con bú và không gây ảnh hưởng lên sự tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Theo khuyến cáo của WHO, bà mẹ cho con bú nên uống thuốc tránh thai loại POPs sau sinh 6 tuần và uống mỗi ngày vào cùng một thời điểm không chậm quá 3 giờ. Nếu quên hay chậm quá 3 giờ nên sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong vòng 48 giờ.

Các bà mẹ đang cho con bú nên lựa chọn biện pháp tránh thai an toàn để không ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Thuốc tiêm tránh thai DMPA: Đây là thuốc tiêm được sử dụng an toàn trong thời kỳ cho con bú và không ức chế sản xuất sữa. Phụ nữ đang cho con bú cần đợi đến sau sinh 6 tuần để tiêm DMPA. Tuy nhiên, có một vài tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng phương pháp này như rong huyết và tăng cân.

Que cấy tránh thai Implanon: Que cấy chỉ chứa progestin được cấy vào cánh tay. Đây là một trong những lựa chọn tránh thai thích hợp cho các bà mẹ vì nó không ảnh hưởng nhiều đến sữa mẹ cũng như quá trình cho con bú và có hiệu quả trong 3 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý khả năng rong huyết trong vài tháng đầu sử dụng hoặc tình trạng vô kinh.

Khả năng sinh sản có thể trở lại bất cứ lúc nào sau khi sinh con, bất kể mẹ có đang cho con bú hay không. Cho con bú sữa mẹ chỉ làm giảm khả năng mang thai trong 6 tháng đầu và chỉ khi cho con bú hoàn toàn ít nhất 4 đến 6 giờ một lần. Có nhiều biện pháp tránh thai để các bà mẹ đang cho con bú lựa chọn nhưng nên tránh các biện pháp tránh thai có chứa estrogen vì nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Duy trì việc cho con bú là điều quan trọng, nếu lo lắng về lựa chọn biện pháp tránh thai khi đang cho con bú, các bà mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn kỹ.

 

 

01/08/2023 16:51

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?