Đăng nhập sổ của bạn
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt đường huyết như sảy thai, thai lưu, thai to...
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu và Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF): "Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào và/hoặc tăng đường huyết khởi phát lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai". Có thể trước đó người mẹ đã mắc rối loạn dung nạp glucose nhưng chưa được chẩn đoán, phát hiện. Vì vậy phụ nữ mang thai mắc đái đường chia làm hai trường hợp: Đái tháo đường thai kỳ và người mắc đái tháo đường từ trước và có thai.
Đái tháo đường thai kỳ có sinh con ra bình thường không? Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nếu kiểm soát đường huyết tốt theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh.
Nếu trong quá trình mang thai mắc đái tháo đường nhưng không kiểm soát đường huyết, để đường huyết tăng cao thì có thể gây ra nhiều biến chứng sản khoa. Những biến chứng này tác động nguy hiểm đến cả thai nhi và mẹ.
Các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường đối với phụ nữ mang thai nếu đường huyết lên cao
- Hôn mê do nhiễm toan ceton.
- Gây ra những biến chứng khác như tiền sản giật, tăng huyết áp.
Ngoài ra đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến thai nhi như:
- Ở giai đoạn thai kỳ sớm có thể sảy thai tự nhiên hoặc thai lưu.
- Trong quá trình mang thai nếu không kiểm soát được đường huyết sẽ gây thai to (quá cân) và chấn thương khi sinh (mắc vai hoặc gãy xương đòn). Trẻ sau khi sinh ra có thể bị hạ đường huyết sau sinh, hạ canxi, tăng bilirubin máu đa hồng cầu. Thậm chí có thể bị khó thở, suy hô hấp do tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt. Một số trường hợp kiểm soát đường huyết kém trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh như dị tật tim.
Lưu ý, ngoài ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sau sinh, bệnh còn có những tác động dài hạn nếu không kiểm soát được đường huyết khi mang thai. Trong trường hợp thai to, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ béo phì, đái tháo đường cao hơn bình thường.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dễ mắc đái tháo đường thai kỳ bao gồm:
- Những phụ nữ trên 25 tuổi
- Trong gia đình có người trực hệ (ông bà, cha mẹ, anh chị em...) mắc đái tháo đường
- Người có bệnh lý về sản khoa như: tiền sản giật, thai lưu, khó có thai, từng sinh con to (trên 4kg), người mắc buồng trứng đa nang…
- Người thừa cân, béo phì trước khi mang thai và trong quá trình mang thai. Một số bà mẹ trong quá trình mang thai có chế độ ăn không cân bằng dẫn tới rối loạn chuyển hóa như: ăn quá nhiều tinh bột, carbohydrate, hoa quả…
Một số dấu hiệu phát hiện sớm đái tháo đường thai kỳ
Nếu đái tháo đường thai kỳ ở giai đoạn muộn, khi đường huyết tăng cao, lúc này người mẹ sẽ có nhiều biểu hiện dễ nhận biết như: tiểu nhiều, uống nước nhiều, sút cân. Thậm chí một số sản phụ gặp hôn mê phải cấp cứu.
Tuy nhiên đái tháo đường thai kỳ rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Bệnh chỉ có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm. Vì vậy khi phụ nữ khi mang thai hoặc có ý định mang thai nên tầm soát lượng đường huyết để có biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao càng nên tầm soát sớm để phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Khi phát hiện đái tháo đường thai kỳ, bệnh nhân có thể căn chỉnh chế độ ăn uống, lối sống theo lời khuyên của bác sĩ để duy trì lượng đường huyết ổn định.
11/05/2023 14:43
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.