Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê khi mổ bắt con?

Nhiều phụ nữ sinh mổ nghĩ rằng nguyên nhân đau lưng sau sinh là do thuốc gây tê. Nhưng trên thực tế, đau lưng sau sinh do nhiều nguyên nhân.

Đau lưng là điều mà nhiều phụ nữ, nhất là những phụ nữ sinh mổ thường gặp phải sau khi sinh, cơn đau bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi sinh và đau mỏi kéo dài trong một thời gian dài.

Bác sĩ Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Bền vững chỉ ra những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ và cách để giảm bớt sự khó chịu của đau lưng sau sinh.

1. Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ

Đau lưng sau khi sinh khiến sản phụ căng thẳng, nhất là khi vẫn đang trong giai đoạn hồi phục sau ca phẫu thuật sinh mổ. Không có một nguyên nhân duy nhất nào gây ra cơn đau lưng sau sinh. Tử cung mở rộng làm thay đổi tư thế và làm yếu cơ bụng, do đó gây thêm áp lực và căng thẳng cho lưng.

Khi mang thai, cơ thể tiết ra hormone thai kỳ relaxin để chuẩn bị cho việc sinh nở. Bất kể thai phụ sinh thường hay sinh mổ, loại hormone này đều làm lỏng dây chằng và khớp để đẩy em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Vì sẽ dễ bị căng lưng hơn khi các khớp và dây chằng lỏng lẻo, nên hoạt động nhỏ nhất cũng có thể gây đau lưng dưới hoặc giữa lưng. Tuy nhiên, các khớp, cơ và dây chằng sẽ dần khỏe lại sau đó.

Tư thế bế trẻ không đúng cũng là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh.

Tăng cân trong và sau khi mang thai là điều bình thường, nhưng trọng lượng tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến cơ và khớp.

Chăm sóc em bé suốt ngày đêm có thể gây căng thẳng cho lưng và các cơ xung quanh. Các bà mẹ có xu hướng khom người rất nhiều khi cho con bú vô tình làm cho các vấn đề về lưng trở nên tồi tệ hơn do không đúng tư thế. Sự mệt mỏi và căng thẳng tổng thể khi chăm sóc trẻ sơ sinh cũng khiến cơ thể khó hồi phục sau tất cả các cơn đau nhức sau khi sinh con, bao gồm cả đau lưng.

Thuốc gây tê khi sinh mổ cũng gây đau trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Có thể là gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống để làm tê vùng phẫu thuật. Khi gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào khu vực xung quanh tủy sống, thuốc gây tê tủy sống tiêm gần tủy sống hơn. 2 phương pháp gây tê này cũng có khả năng gây co thắt cơ gần tủy sống sau khi sinh. Những cơn co thắt này diễn ra một thời gian sau sinh.

2. Giảm chứng đau lưng sau sinh mổ

Đau lưng sau khi sinh mổ thường là tạm thời, với cường độ đau giảm dần sau khi sinh. Một số cách sau sẽ giúp giảm bớt cơn đau lưng sau sinh và giúp phần lưng đau nhức trở lại bình thường, cảm thấy dễ chịu hơn để tránh làm trầm trọng thêm cơn đau lưng sau sinh:

Đứng và ngồi thẳng lưng:

Hãy chú ý đến vị trí cơ thể khi cho bé bú, cho dù đang cho con bú hay bú bình. Chọn một chiếc ghế thoải mái có tay vịn và sử dụng nhiều gối để hỗ trợ thêm cho lưng và cánh tay. Hãy thử một chiếc ghế đẩu để giữ cho bàn chân hơi nhấc lên khỏi sàn, điều này có thể giúp bạn có tư thế thích hợp.

Ngoài ra, hãy thử nghiệm các tư thế cho con bú khác nhau cho đến khi tìm thấy tư thế thoải mái nhất. Nếu bị căng vai và đau lưng trên sau sinh, tư thế nằm nghiêng có thể giúp giảm đau.

Luôn uốn cong từ đầu gối, không phải từ thắt lưng và nhặt đồ vật từ tư thế cúi người để giảm thiểu căng thẳng mà bạn đang đặt lên lưng. Cố gắng không cúi xuống khi nâng và bế bé.

Hãy để người trong gia đình giúp thực hiện các công việc nặng nhọc trong một thời gian.

Giữ thẳng lưng khi cho con bú

Điều này có thể giảm bớt áp lực lên cột sống và cổ của bạn, ngăn ngừa đau lưng và giảm đau hiện có. Để giảm đau, giữ cho vai của bạn thư giãn và đặt một chiếc gối dưới khuỷu tay để hỗ trợ cánh tay của bạn. Mặc dù bạn có thể nhìn xuống trong khi cho con bú, nhưng thỉnh thoảng hãy rời mắt và nhìn thẳng để tránh làm căng cổ.

Chọn những bài tập nhẹ nhàng

Tập các bài tập đơn giản, dễ dàng như kéo giãn lưng nhẹ nhàng hoặc yoga giúp tăng cường cơ bụng và giải phóng căng cơ ở lưng.

Hãy bắt đầu với các bài tập đơn giản, dễ dàng như kéo giãn lưng nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga giúp tăng cường cơ bụng và giải phóng căng cơ ở lưng theo tư vấn của chuyên gia. Cần đảm bảo tránh các tư thế kéo căng quá mức hoặc quá sức và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu một vị trí hoặc hoạt động nhất định gây khó chịu, hãy dừng lại ngay. Ngoài ra, đi dạo nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu thông máu, thậm chí làm giảm viêm và co thắt ở lưng.

Di chuyển quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm chứng đau lưng. Hoạt động quá mức có thể kéo dài cơn đau. Ngoài ra, hãy chợp mắt bất cứ khi nào có thể. Nghỉ ngơi đủ và có giấc ngủ ngon là cách tốt giúp cơ thể phục hồi.

Dành thời gian chăm sóc bản thân

Chăm sóc tốt cho bản thân có thể giúp giảm đau nhức và căng thẳng, đồng thời giúp đối phó với chứng đau lưng sau sinh như massage, tắm nóng và xông hơi.

Tắm nước nóng  có thể làm giảm căng cơ và co thắt cơ ở lưng. Nhiệt ẩm giúp tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và đau lưng. Hãy đứng dưới vòi hoa sen và để nước nóng chảy xuống lưng hoặc sử dụng đệm sưởi.

Massage lưng cũng giúp cảm thấy dễ chịu hơn, giảm căng cơ đau thắt lưng và cải thiện lưu thông máu.

Thuốc giảm đau

Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc giảm đau an toàn để dùng, đặc biệt nếu đang cho con bú. Thông thường, có thể dùng acetaminophen và ibuprofen khi đang cho con bú. Chỉ cần đảm bảo rằng không vượt quá liều lượng tối đa hàng ngày theo hướng dẫn.

Vật lý trị liệu

Kỹ thuật viên trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập để giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau. Phương pháp điều trị thay thế, chẳng hạn như châm cứu hoặc chăm sóc chỉnh hình có khả năng giúp giảm đau.

3. Khi nào cần  đi khám bác sĩ vì đau lưng sau sinh mổ?

Mặc dù đau lưng sau sinh là phổ biến và thường tự khỏi sau vài tuần hoặc lâu hơn là vài tháng nhưng cơn đau dữ dội khiến người mẹ không ngủ được vào ban đêm hoặc khó di chuyển, khi bế con... cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề thần kinh tiềm ẩn hoặc là nhiễm trùng. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy đi khám càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau lưng liên tục hoặc ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau lưng do chấn thương hoặc kèm theo sốt.
  • Mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân, hoặc bạn đột nhiên cảm thấy mất khả năng phối hợp hoặc yếu ớt.
  • Mất cảm giác ở mông, háng hoặc vùng sinh dục (bao gồm cả bàng quang hoặc hậu môn) làm khó đi tiểu, đi tiêu hoặc gây ra chứng tiểu không tự chủ.

 

25/05/2023 09:16

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?