Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Dị ứng trên da, ngứa nhiều… cảnh giác với ấu trùng giun đũa từ chó, mèo

Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn nhiễm với ấu trùng giun đũa từ chó, mèo.

Anh T.T.H (32 tuổi, Hà Nội) thường xuyên bị những trận ngứa dữ dội, đã từng đi khám bệnh da liễu và dùng thuốc dị ứng suốt 10 năm nay nhưng không khỏi. Gần đây, anh thấy trên người có nhiều mảng da trầy xước, nhiễm trùng kèm nhiều vết ngoằn ngoèo như giun bò. Anh H. tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) khám mới được phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo.

Không nên cho trẻ em ôm hôn chó mèo.

Tương tự, bà L. (55 tuổi, trú tại Hà Nội) hay làm vườn nên khi bị ngứa ở mu bàn tay, bà L. cho rằng bị viêm da nên đã tự mua thuốc về bôi, rồi lấy các loại lá để chữa. Tuy nhiên tình trạng không đỡ nên đi khám ở gần nhà, bà L. được chẩn đoán có ký sinh trùng. Các bác sĩ cho thuốc về điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm. Sau đó, bà đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương để làm các xét nghiệm.

Tại đây bà được chẩn đoán là ấu trùng di chuyển dưới da. Qua xét nghiệm dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo do tiếp xúc trong quá trình làm nông nghiệp. Với ấu trùng này, dù người bệnh không có vết thương hở nó vẫn có thể xâm nhập qua kẽ hở của lớp biểu bì trên da.

Thận trọng với ấu trùng giun đũa chó mèo

Theo các bác sĩ giun đũa chó (Toxocara canis), giun đũa mèo (Toxocara cati) ký sinh ở chó và mèo. Khi nuôi chó, mèo thả rong, chúng phóng uế phân bừa bãi vào môi trường sống làm cho môi trường sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Con người là đối tượng có nguy cơ bị ấu trùng giun đũa chó và giun đũa mèo xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh với hiện tượng lạc chủ của ký sinh trùng từ chó, mèo sang người. Người dân hay gọi là bệnh sán lãi chó.

Theo TS. BS Trần Huy Thọ - Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.

Biểu hiện ngứa trên da của người nhiễm giun sán từ chó, mèo. Ảnh: BV

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy là ngứa - đây là dấu hiệu điển hình. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa. Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác là:

  • Ngứa, nổi mẩn
  • Đau đầu, rối loạn giấc ngủ
  • Ho, đau bụng, rối loạn hành vi
  • Giảm thị lực
  • U hạt, mất thị lực hoàn toàn
  • Viêm nội nhãn, tổn thương võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào
  • Đau bụng, nôn, tiêu chảy, tức ngực, hen

Về điều trị, theo BS. Thọ, điều trị ấu trùng giun đũa chó mèo thường kéo dài. Đáp ứng điều trị của mỗi người cũng khác nhau, có những bệnh nhân một lộ trình điều trị đã cải thiện triệu chứng, song có người phải 2-3 đợt, và luôn cần bác sĩ theo dõi sát, chỉnh thuốc cho phù hợp.

Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.

Không nên cho trẻ ôm hôn chó mèo, nên vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.

17/08/2023 15:29

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

Hà Nội phát hiện thêm ổ dịch tay chân miệng mới, cách xử trí phòng lây lan và biến chứng

BS Nguyễn Văn Bàng

Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

Viêm não mô cầu lây nhiễm như thế nào?

BS Nguyễn Văn Dũng

Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

Nhiều trường hợp mắc rubella, dấu hiệu nào nhận biết bệnh sớm?

BS CK1 Nguyễn Văn Bắc

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

Dấu hiệu trẻ mắc viêm đường hô hấp cần nhập viện

BS Nguyễn Văn Dũng

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Cúm A: Nguyên nhân, triệu chứng, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

BS Đăng Thanh

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

Trẻ mắc cúm B, cách chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà

BS Hương Giang

Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.

Phân biệt ho gà và ho thường

Phân biệt ho gà và ho thường

BS. Nguyễn Văn Tâm

Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm họng

BS Nguyễn Văn Dũng

Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi

BS Trần Anh Tuấn

Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.