Đăng nhập sổ của bạn
Dinh dưỡng hợp lý tránh tăng cân sau sinh
Tăng cân sau sinh là vấn đề lo lắng của nhiều sản phụ, vì béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là giai đoạn cơ thể có rất nhiều thay đổi, có chiều hướng tích lũy năng lượng để chuẩn bị cho lần vượt cạn, cũng như chuẩn bị cho giai đoạn phát triển của thai nhi, trẻ bú mẹ sau sinh. Bên cạnh sự tăng cân do thai, nước ối, nhau và dây rốn, cơ thể thai phụ còn tích lũy thêm ít nhất từ 3 - 5kg dự trữ năng lượng dưới dạng tế bào mỡ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khuyên các sản phụ nên tăng cân cần thiết cho phát triển bình thường của thai nhi chiếm trọng lượng từ 10 - 12 kg, trong đó nên phân bố vào mỗi 3 tháng của thai kỳ, với 3 tháng đầu nên tăng cân ít khoảng 1 - 2 kg hoặc có thể không tăng, với 3 tháng giữa nên tăng 4 - 5 kg, với 3 tháng cuối có thể tăng 5 - 6 kg; nếu vào 6 tháng cuối của thai kỳ, nếu chỉ tăng khoảng 1kg thì cần được khám thai vì rất có thể thai nhi có vấn đề về sức khỏe. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng tăng cân sau sinh chiếm tỉ lệ còn cao trong cộng đồng. Tăng cân có liên quan mật thiết đến các bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, tim mạch - huyết áp… do một số sản phụ kiến thức còn lạc hậu cho rằng ăn thật nhiều cho thai nhi phát triển…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Để tránh tăng cân sau sinh, trước hết sản phụ phải biết tự cân đối một chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, bằng cách giảm bớt năng lượng nạp vào cơ thể, đặc biệt là chất béo từ mỡ động vật. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện giải pháp này sau sinh từ tháng thứ 6 trở đi, vì trước đó sản phụ cần có nhiều năng lượng đủ để có sữa cho bé bú, tránh ăn kiêng quá mức vì khi ăn kiêng, cơ thể sẽ không có đủ sữa cho bé và chất lượng sữa cũng giảm theo.
Cần có một chế độ thực đơn đủ chất dinh dưỡng nhiều rau tươi và hoa quả để có nhiều vitamin và muối khoáng; nhiều tinh bột từ cơm, ngũ cốc, bánh mì, đậu; nhiều chất đạm có từ động vật như: cá, tôm, cua, bò, gà, thịt heo...
Cần uống đủ nước trong ngày, ít nhất là 2 lít trong 24 giờ và uống bất kỳ thời điểm nào khi cảm thấy khát. Tránh uống trà quá đậm đặc, cà phê, rượu bia hay thuốc lá vì các chất kích thích sẽ được bài tiết qua sữa và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Sau khi đã ngừng cho con bú mẹ, có thể bắt đầu chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hơn hoặc có thể dùng thêm các chế phẩm giảm cân nếu muốn.
Vận động đều đặn
Cần duy trì vận động hằng ngày, ngay cả trước và sau sinh, tập luyện vừa sức. Tập luyện thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể dẻo dai lúc sinh mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ. Các bài tập bắt đầu từ cường độ nhẹ với thời gian ngắn rồi mới tăng dần đến vừa sức, nhất là một năm đầu sau sinh, nếu tập quá sức hoặc quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đi bộ là cách làm đơn giản, hiệu quả và đang được rất nhiều sản phụ ưa chuộng. Ở
tuần lễ đầu sau sinh sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, sau đó có thể di chuyển gần như bình thường, sau một tháng sản phụ có thể bắt đầu tập luyện với các môn thể thao phù hợp, với giai đoạn này tốt nhất là đi bộ, tập yoga, tập trên các máy tập đa năng…, tập với thời gian ngắn từ 10 - 20 phút, sau đó tăng dần từ 45 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
Sau sinh 2 - 3 tháng có thể vận động nặng. Với những sản phụ sinh mổ, vẫn nên bắt đầu tập luyện từ 1 tháng sau sinh nhưng rất nhẹ nhàng bằng các bài thể dục tay không, đi bộ tăng dần, chú trọng tập mà vết mổ thấy không đau hoặc đau ở mức độ vừa phải là được.
Ngoài giải pháp bằng chế độ dinh dưỡng thật tốt, duy trì chế độ vận động thường xuyên và hợp lý, bên cạnh đó sản phụ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái, tránh tối đa những xung đột, những stress trong cuộc sống; nghỉ ngơi một cách khoa học và hợp lý.
Tạo thói quen theo dõi cân nặng mỗi tuần một lần vào buổi sáng sớm sau khi vệ sinh và chưa ăn sáng, với cùng một cái cân; có chế độ khám sức khỏe định kỳ, khám khi có tăng cân bất thường.
02/05/2022 15:33
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?
Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.
Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.
Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.
Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.
Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.
Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?