Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Khi nào cần niềng răng thẩm mỹ?

Niềng răng giúp cải thiện chức năng ăn nhai và củng cố sự tự tin trong giao tiếp, nhưng trường hợp nào cần niềng răng và độ tuổi nào là thích hợp?

1. Trường hợp nào cần niềng răng?

Thông thường, niềng răng được áp dụng trong các trường hợp: Răng hô, răng móm, răng thưa, răng lệch lạc, lệch khớp cắn…

1.1. Răng hô

Răng hô (răng vẩu/ khớp cắn sâu) có hàm trên phát triển vượt mức bình thường, gây mất thẩm mỹ nhất là khi nhìn nghiêng và chính diện. Với những trường hợp răng hô nhiều cũng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, có thể ảnh hưởng đến xương hàm và khớp thái dương sau này.

Nhờ phương pháp niềng răng, răng hô sẽ giảm tình trạng hô, răng đều hơn. Tùy tình trạng hô nặng/nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc thời gian niềng răng trong bao lâu. Một số trường hợp có thể cần phải kết hợp phẫu thuật hàm mới đạt yêu cầu.

Răng thưa là các răng mọc xa nhau, ở giữa các răng có kẽ hở.

1.2. Răng móm

Răng móm (khớp cắn ngược) là tình trạng răng hàm trên thụt vào, hàm dưới chìa ra ngoài răng hàm trên. Răng móm khiến khuôn mặt như lưỡi cày, có thể do di truyền, hoặc do thói quen mút tay, mút môi, đẩy lưỡi…

1.3. Răng thưa

Răng thưa là các răng mọc xa nhau, ở giữa các răng có kẽ hở. Răng thưa gây mất thẩm mỹ, nhất là thưa răng cửa. Răng thưa gây khó chịu khi ăn uống vì thức ăn mắc vào các kẽ răng, do đó tốn nhiều thời gian vệ sinh răng.

Niềng răng trong điều trị răng thưa giúp các khoảng trống của các răng khít lại, đồng thời các răng trở nên đều đặn hơn. Nhờ đó, thức ăn sẽ không bị dính nhiều vào kẽ răng và rút ngắn thời gian vệ sinh răng. Thời gian niềng răng thưa thường kéo dài từ 3 - 6 tháng.

1.4. Răng lệch lạc

Răng lệch lạc (răng khấp khểnh) thường mọc không đều trên cung hàm, cái ra ngoài, cái vào trong, răng này mọc chồng lên răng khác…

Nguyên nhân có thể do những thói quen mút tay, đẩy lưỡi, nhổ răng không đúng cách, cung hàm hẹp, mọc răng khôn… Để biết chính xác nguyên nhân gây lệch lạc răng cần thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Răng lệch lạc cần điều trị từ 2 - 3 năm.

1.5. Răng cắn hở

Răng căn hở là trường hợp hai hàm răng không cắn được vào nhau. Tình trạng này khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn, nói ngọng, phát âm không chuẩn, hôi miệng…

Khớp cắn hở có nguyên nhân do các thói quen mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng... Việc điều trị răng cắn hở mất rất nhiều thời gian.

1.6. Răng cắn sâu

Răng cắn sâu là khi hàm trên che phủ hàm dưới, khiến cằm bị ngắn đi, gương mặt kém cân đối. Do tiếp xúc mặt nhai không khớp, do đó có thể gây nhức mỏi hàm, khớp nhai và khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng.

Trước khi niềng răng cần khám và tư vấn tại các cơ sở y tế uy tín.

2. Độ tuổi nào niềng răng hiệu quả?

Niềng răng là kỹ thuật khó, phức tạp nên nắm bắt được độ tuổi niềng răng hiệu quả giúp nắn chỉnh các răng nhanh chóng trở về vị trí đúng trên cung hàm, rút ngắn thời gian điều trị là điều cần thiết. Theo đó, 7 tuổi là thời điểm thích hợp để khám điều trị nắn chỉnh răng, bởi ở độ tuổi này răng đã thể hiện khuynh hướng tăng trưởng và lệch lạc răng, xương cũng đã phát triển dần ổn định có thể nắn chỉnh hình thái răng mà không sợ thay đổi về sau.

Khẩu xương cái của răng khi bệnh nhân còn nhỏ tuổi đang phát triển, còn mềm, chưa ổn định hẳn nên việc niềng răng sẽ tiến hành dễ dàng hơn.

Độ tuổi niềng răng hiệu quả có thể được chia thành các giai đoạn sau:

2.1. Từ 7-9 tuổi

Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và đưa ra giải pháp nắn chỉnh răng tốt nhất. Mục đích là dự phòng, can thiệp, sửa chữa những lệch lạc răng, tạo khoảng xương hàm phù hợp cho các răng. Lúc này trẻ được sử dụng các khí cụ niềng răng thay vì sử dụng mắc cài hay khay niềng.

2.2. Từ 12-13 tuổi

Lúc này răng đã mọc đầy đủ và ổn định, xương hàm cũng phát triển ổn định hơn, khỏe mạnh hơn. Việc can thiệp các biện pháp chỉnh nha sẽ giúp các răng di chuyển tới vị trí đúng trên cung hàm, thẩm mỹ hơn. Niềng răng sẽ mất khoảng thời gian là 18 tháng, nếu phải nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răng thì thời gian niềng răng là 24 tháng.

2.3. Dưới 35 tuổi

Nếu bệnh nhân đã trưởng thành và bỏ lỡ 2 độ tuổi niềng răng phù hợp trên cũng không nên quá lo lắng. Bởi việc niềng răng vẫn mang lại hiệu quả ngay cả khi trưởng thành. Tốt nhất nên niềng răng chỉnh nha trước 35 tuổi để có được kết quả như mong đợi và an toàn khi điều trị.

Ở giai đoạn này, răng của người trưởng thành đã hoàn toàn ổn định, xương hàm cứng chắc nên việc dịch chuyển răng khó khăn hơn. Người bệnh cần xác định trước về thời gian niềng răng sẽ lâu hơn, khoảng từ 1-2 năm tùy vào mức độ sai lệch của răng.

Việc niềng răng sớm trước 35 tuổi sẽ giúp người bệnh có được hàm răng đều đẹp, cải thiện ăn nhai và tránh được các vấn đề về bệnh lý răng miệng khi răng mọc khấp khểnh, lệch lạc. Hàm răng đều, khỏe mạnh sau khi niềng răng cũng sẽ giúp người bệnh duy trì răng chắc chắn lâu dài khi về già.

16/07/2023 16:27

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

Trịnh Nguyên

Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động...

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Biện pháp khắc phục giảm đau tại nhà khi bị cảm lạnh, viêm xoang

Minh Cường

Nhiều người bị cảm lạnh, viêm xoang và ho khá thường xuyên. Thay vì uống thuốc để giảm bớt các triệu chứng, hãy thử áp dụng biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau…

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

5 loại quả giúp người mắc cúm A nhanh khỏi

Bảo Lâm

Cúm A là một loại cúm mùa có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy khi bạn mắc cúm A nên ăn những loại trái cây nào để nhanh hồi phục?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

Muốn da khỏe đẹp thì nên ăn gì?

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Nếu muốn làn da khỏe đẹp, ngoài việc sử dụng đúng sản phẩm chăm sóc da, bạn còn có thể điều chỉnh bằng cách ăn những thực phẩm phù hợp.

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Tác dụng làm đẹp của mật ong

Vũ Thị Tuyết Mai

Từ lâu mật ong đã được sử dụng như một thành phần trong ẩm thực cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mật ong còn được sử dụng như một nguyên liệu làm đẹp rất an toàn và hiệu quả.

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

8 thứ nên và không nên cho thêm vào trà

Hoàng Nam

Trà là đồ uống có lợi cho sức khỏe với hầu hết mọi người. Có nhiều 'biến tấu' để tăng hương vị cho trà nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, có những thứ khiến trà ngon hơn, tốt hơn và có những thứ rất tệ.

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy

Vân Anh

Một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất có thể cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy.

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thức ăn thừa để trong tủ lạnh được bao lâu?

Thu Phương

Chế biến quá nhiều thức ăn hoặc có ít thời gian nấu nướng là lý do việc tích trữ thức ăn thừa trong tủ lạnh rất phổ biến ở mọi gia đình.

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Ăn dâu tây mỗi ngày có tốt không?

Mỹ Uyên

Dâu tây là một trong những loại quả mọng được nhiều người yêu thích. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao nên có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

5 loại trà 'đốt cháy' mỡ bụng hiệu quả

Thiên Châu

Hãy nhâm nhi những loại trà có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ có liên quan đến việc đốt cháy mỡ bụng.