Đăng nhập sổ của bạn
Làm sao để trẻ hết biếng ăn, chuyên gia mách mẹ cách khắc phục
Biếng ăn ở trẻ em luôn là một vấn đề khá nan giải, khiến nhiều cha mẹ lo lắng, sợ trẻ thiếu ăn chậm lớn. Vì thế các bậc cha mẹ thường tìm cách bắt ép cho trẻ ăn nhưng càng ép trẻ càng biếng ăn.
Biếng ăn trẻ emrất phức tạp, có thể do sự kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố gồm cả tâm lý, sinh lý và bệnh lý. Trong một nghiên cứu về biếng ăn cho thấy có 25 – 30% trẻ đến khám tại các phòng khám nhi và dinh dưỡng vì lý do biếng ăn. Bài viết này xin đề cập thêm một số khía cạnh của biếng ăn trẻ em cha mẹ cần phải biết trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ.
Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn, ăn không cảm thấy ngon. Đáng lo là tình trạng biếng ăn thường kết hợp với tình trạng giảm ăn, giảm bú, dẫn đến cơ thể không thu nhận đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ đang lớn. Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng tái diễn do suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Các bệnh nhiễm trùng này lại tiếp tục gây biếng ăn cho trẻ, thường tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Mặt khác tình trạng giảm ăn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn do thiếu chất dinh dưỡng đặc hiệu như kẽm, vitamin C, vitamin nhóm B dù nguyên nhân ban đầu đã không còn nữa. Trẻ nhỏ rất dễ biếng ăn do nhiều lý do, trong đó có sự lo lắng của gia đình truyền cho trẻ cảm xúc lo âu, nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo khi mới đi học rất dễ bị biếng ăn.
Các bà mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn qua 2 nhóm biểu hiện chính như sau:
-Trẻ có biểu hiện từ chối ăn, bú: trốn tránh khi được mẹ cho ăn, quay mặt chỗ khác, ngậm miệng, phun thức ăn, ngậm thức ăn, buồn nôn, nôn khi cho ăn, làm cho bữa ăn kéo dài (hơn 30 phút)…
-Có tình trạng giảm lượng thức ăn: thể hiện bằng ăn ít, bú ít hơn so với trẻ bình thường và so với lượng các thức ăn trẻ ăn được trước đó.
Theo tính chất có thể phân biếng ăn thành các nhóm như: biếng ăn sinh lý thoáng qua, biếng ăn kéo dài, biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng, biếng ăn tâm thần, biếng ăn có tính chọn lọc với một hay nhiều loại thức ăn.
-Do thay đổi môi trường sống và nếp sinh hoạt.
Thông thường, các bậc cha mẹ cho biết trẻ có nhiều thay đổi trong ăn uống hoặc biếng ăn nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa nắng nóng, mưa bão bất thường, dịch bệnh chưa dứt. Trẻ mới vào nhà trẻ, mẫu giáo do cha mẹ bận mưu sinh nên thiếu thời gian chuẩn bị cho bé tiếp xúc làm quen với môi trường mới lạ, trẻ xa mẹ khi đi nhà trẻ, thiếu ngủ, nhiều trẻ khóc suốt, giảm hoạt động thể lực … Tất cả đều rất dễ làm trẻ biếng ăn, giảm sức ăn uống, thậm chí bỏ ăn.
-Trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng:
Nhiễm trùng cấp: viêm đường hô hấp, nhiễm COVID-19, tiêu chảy,… Nhiễm trùng tiềm tàng như: lao sơ nhiễm, ổ nung mủ sâu, HIV/AIDS. Nhiễm siêu vi trùng: sởi, quai bị, bệnh tay chân miệng.
-Do chế độ ăn không phù hợp:
Chế độ ăn không đáp ứng nhu cầu, không đủ chất, chuyển tiếp chế độ ăn quá sớm hoặc quá muộn như trẻ đến tuổi ăn cơm vẫn cho ăn cháo.
-Thiếu các chất dinh dưỡng đặc hiệu:
Thiếu axit amin thiết yếu như thiếu lysin, thiếu vitamin C, vitamin B1, các vi lượng: kẽm, sắt hay thiếu đa chất.
-Trẻ mắc các bệnh của đường tiêu hóa:
Viêm loét miệng lưỡi, mọc răng (biếng ăn sinh lý), loạn khuẩn đường ruột do sử dụng kháng sinh, do tiêu chảy, dị ứng với thức ăn, táo bón…viêm loét thực quản, viêm loét dạ dày-tá tràng, thiếu hoặc suy giảm hoạt tính các enzyme tiêu hóa.
-Trẻ đang mắc bệnh nội tiết:
Hội chứng Cushing, cường tuyến phó giáp, suy vỏ thượng thận
-Trẻ đang mắc bệnh toàn thân:
Suy gan, tim, thận, bệnh tự miễn…
-Trẻ bị ngộ độc:
Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp, ngộ độc thuốc, lệ thuộc glucocorticoid (sau ngưng thuốc), uống nhiều vitamin cũng có thể gây biếng ăn; ngộ độc hóa chất: thuốc trừ sâu, ngộ độc chì, arsenic, các thuốc trừ sâu, các chất phụ gia, phẩm màu vượt mức cho phép.
-Trẻ cũng có thể biếng ăn có tính chọn lọc đối với một số loại thức ăn:
Không ăn rau, không uống sữa, đăc biệt là không ăn thịt cá chỉ ăn nước thịt, nước cá, không ăn xác, chỉ ăn cơm với nước tương. Các trẻ này thường bị thấp còi do thiếu đạm cần được chữa sớm.
-Trẻ biếng ăn do các bệnh trên có kết hợp yếu tố tâm lý:
Do vừa mắc các bệnh trên, đồng thời trẻ vừa bị mẹ thúc ép cưỡng bức trẻ ăn, do chế độ ăn không thích hợp: thức ăn đơn điệu, thiếu chất đạm, trẻ bị chấn thương tâm lý: bị hất hủi, đánh mắng, gia đình bất hòa, bị bỏ bê do cha mẹ ly hôn, đi làm xa gửi cháu cho bà.
-Thiếu ăn có căn nguyên tâm lý:
Thường là thiếu nữ mới lớn rất sợ thức ăn, từ chối ăn, nôn khi thấy thức ăn, người gầy, da xanh. Thường được chẩn đoán sau khi đã loại bỏ hết các nguyên nhân trên.
- Biếng ăn sinh lý:
Ăn có tính thoáng qua trong thời gian ngắn và tự khỏi. Chẩn đoán sau khi sau khi loại bỏ các nguyên nhân trên và tìm ra nguyên nhân mang tính sinh lý như trẻ đang mọc răng, tăng trưởng.
Thông thường các trường hợp biếng ăn sẽ được khảo sát khẩu phần, có thể được cho làm thêm một số xét nghiệm tìm nguyên nhân như ferritin (dự trữ sắt), kẽm, magnesium/ huyết thanh; protein/ máu. Chức năng gan, chức năng thận, các enzym tiêu hóa và chuyển hóa có liên quan.
Các trường hợp biếng ăn cần được chẩn đoán đúng và điều trị nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu các vi chất dinh dưỡng đặc hiệu như: kẽm, vitamin C, A, nhóm B, bổ sung probiotic phục hồi hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh, các bệnh tật khác có liên quan.
Nếu ngộ độc thuốc hay hóa chất độc hại: dùng các thuốc thải độc.
Tư vấn và thiết kế khẩu phần ăn thích hợp: để điều chỉnh chế độ ăn bằng các thực đơn thích hợp theo lứa tuổi và theo tình trạng bệnh lý.
Tránh dùng các thuốc kích thích ăn ngoại lai: như các chất chống dị ứng cyproheptadine, nhất là các hormon tổng hợp corticoid như prednisolone, methylprednisolone… gây nhiều biến chứng nguy hại cho trẻ như giảm sức đề kháng, hội chứng Cushing mặt tròn như mặt trăng do ứ nước, đặc biệt là gây lùn do suy tuyến thượng thận rất khó chữa.
Tâm lý trị liệu: Cần tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái trong gia đình, nhất là trong việc ăn uống. Cha mẹ cần tăng cường tiếp xúc và trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Chăm sóc trẻ bằng tình thương yêu nhưng không quá nuông chiều. Động viên, khuyến khích cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn đúng giờ, không thúc ép doạ nạt trẻ.
Cha mẹ và người chăm sóc cần cho trẻ bị biếng ăn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ biếng ăn đơn điệu kéo dài, nên chế biến các món biếng ăn hợp khẩu vị, màu sắc hấp dẫn.
Phân bố giờ ăn hợp lý trong ngày, không để trẻ đói kéo dài hoặc cho ăn dồn ép, cho trẻ ăn uống đúng vào một giờ nhất định. Không ép trẻ biếng ăn phải ăn uống quá mức.
Không cho trẻ dặm quá sớm hoặc quá muộn, chuyển tiếp chế độ ăn đúng độ tuổi.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khi trẻ bệnh song song với điều trị sớm và triệt để các bệnh nhiễm trùng và các bệnh toàn thân.
Phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng: tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên, dùng nước sạch và thực phẩm an toàn, tươi sạch.
Cho trẻ vui chơi vận động thể lực thích hợp ngoài trời hằng ngày.
Để phóng tránh biếng ăn cho trẻ em nhỏ, nhất là trẻ mầm non, hoặc những bé mới đi học, lời khuyên với cha mẹ là trước khi cho trẻ đến trường, cần cho trẻ tiếp xúc trước với môi trường mới, sinh hoạt với các cô và các cháu trong nhà trường cho trẻ quen dần rồi hãy gửi hẳn vào trường, tránh để bé la khóc làm cả nhóm khóc theo gây ảnh hưởng đến tâm lý các cháu rất dễ gây biếng ăn.
Khi về nhà cần gây hứng thú cho trẻ bằng cách luôn tạo ra không khí vui tươi hòa thuận trong gia đình, muốn trẻ ăn ngon cần chăm sóc giấc ngủ, vận động, trò chuyện, chơi đùa với trẻ và vệ sinh thật tốt cho trẻ.
26/09/2022 20:49
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.