Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Loãng xương sau sinh nguyên nhân và giải pháp

Trong thời kỳ mang thai, cho con bú, cơ thể của mẹ phải cung cấp một lượng canxi, dó đó thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau sinh là tất yếu.

1. Nguyên nhân gây loãng xương sau sinh

Sau sinh con và cho con bú sữa mẹ, các mẹ cảm thấy bị tê bì chân tay; hay đau nhức các khớp chân, tay; hay bị chuột rút; đau người, lưng âm ỉ… đó là những triệu chứng bị thiếu canxi. Nguyên nhân là:

  • Nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ tăng cao, tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu
  • Mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú bị thay đổi.
  • Nồng độ vitamin D từ cơ thể mẹ đã bị tiêu hao vì phải nuôi dưỡng thai nhi.
  • Do bị stress khi chăm con.

Ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là loãng xương sinh lý. Để điều trị các bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương trong thời gian mang thai và cho con bú. Tình trạng này sẽ cải thiện sau khi ngừng cho con bú từ 6-12 tháng.

Tê bì chân tay, hay đau nhức các khớp chân, tay, hay bị chuột rút, đau người, đau lưng âm ỉ là triệu chứng của loãng xương sau sinh.

2. Giải pháp hạn chế loãng xương sau sinh

Chắc chắn, tình trạng loãng xương ở phụ nữ sau sinh là khó tránh khỏi ở nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có được một sức khỏe tốt hơn và phòng tránh bệnh hiệu quả hơn nếu:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thực đơn đa dạng và phong phú để cho cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh. Thực đơn hằng ngày bổ sung các loại rau cải, cá trơn, cá hồi. Các loại dầu vừng, ngũ cốc, yến mạch. Sữa là thực phẩm bổ sung canxi rất quen thuộc. 250g sữa có thể cung cấp 275 mg canxi. Đây là món đồ uống rất dễ uống và không phải chế biến.
  • Tập thể dục thường xuyên cùng lối sống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe cả  sản phụ và em bé. Nên vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục, đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp các cơ dẻo dai và xương khớp chắc khỏe hơn lại giúp mau chóng lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả. Mặt khác, giúp giảm đau lưng, táo bón, cải thiện tâm trạng, thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh và sức bền. Đặc biệt giúp phụ nữ nhanh lấy lại vóc dáng sau khi sinh em bé.
 
  • Tránh làm việc quá sức và căng thẳng, nên nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi và tránh đau nhức cơ thể sau sinh.
  • Hạn chế tất cả những loại thực phẩm có chất kích thích, có cồn, có lượng dầu mỡ, đường muối quá cao… Chúng không chỉ là thủ phạm gây nên bệnh loãng xương mà còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra rất nhiều loại bệnh lý khác.
  • Có thể dùng thêm một số loại thuốc bổ có hàm lượng vitamin D cao theo sự chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không nên tự tiện sử dụng thuốc vì có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
  • Uống nhiểu nước. Ngủ đủ giấc. Hạn chế các món ăn cay, nóng, các thức uống có chứa chất kích thích.
    Phụ nữ sau sinh, cho con bú cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để cho cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa loãng xương

     

Phòng ngừa và chữa trị loãng xương sau sinh là việc làm rất cần thiết, nhất là các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không cung cấp đủ canxi thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ. Vì thế việc bổ sung canxi cho mẹ là hoàn toàn cần thiết.

26/09/2022 20:34

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?