Đăng nhập sổ của bạn
Mắc Covid-19 khi đang mang thai, phải làm gì?
Việc đầu tiên là thai phụ nên đi xét nghiệm virus SARS-CoV2. Trước khi đến bệnh viện hay đến gặp bác sĩ, thai phụ hoặc người nhà thai phụ hãy gọi điện trước để thông báo về các triệu chứng của COVID-19.
Đối với thai phụ mắc các triệu chứng COVID-19 nhẹ
Theo BS. Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, nếu thai phụ bắt đầu có các triệu chứng bị cảm cúm như sốt, ho, viêm họng, người ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, khó thở, thai phụ hãy test nhanh tại nhà và liên hệ với bệnh viện hoặc nhân viên y tế nơi ở để được hướng dẫn và bước đầu nên tự cách ly tại nhà. Thai phụ và những người trong gia đình có thể thực hiện nhiều bước để giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 và giảm nguy cơ lây lan cho người khác.
Khi được cách ly điều trị tại nhà, thai phụ cần:
Đeo khẩu trang thường xuyên, thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang;
Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…;
Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 - 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 - 38 độ C, sốt vừa 38 - 39 độ C, sốt cao 39 - 40 độ C, sốt quá cao trên 40 độ C. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.
Thường xuyên cặp nhiệt độ, tuy là triệu chứng nhẹ nhưng thai phụ cũng cần đo SpO2 (máy đo nồng độ oxy trong máu) 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng và chiều. SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp oxy cho bé.
Thai phụ cũng có thể dùng thuốc để hạ sốt, một số loại thuốc thai phụ có thể dùng nhưng vẫn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống là paracetamol, Ibuprofen nhưng không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bị sốt trên 38,5 độ C mà thai phụ bị dị ứng với paracetamol và ibuprofen có thể dùng thêm thuốc khác theo đơn của bác sĩ như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.
Ngoài ra thai phụ cần chú ý:
Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Nên uống bù nước bằng nước điện giải Oresol.
Nên nghỉ ngơi; Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước;
Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ).
Thai phụ nên lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.
Đối với những thai phụ có triệu chứng mắc COVID-19 nặng
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp có thể có nguy cơ cao bị bệnh nặng do COVID-19.
Thai phụ mắc COVID -19 nặng có thể phải nhập viện ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi đặc biệt. Có thai phụ cần đặt máy thở để trợ giúp thở.
Phụ nữ mang thai với COVID-19 cũng có nhiều khả năng sinh con trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ (sinh non). Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 cũng có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề như thai chết lưu và sảy thai.
Thai phụ cần phải đến viện theo dõi, điều trị hoặc có thể phải cấp cứu khi mắc các triệu chứng nặng sau:
Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút và hoặc SpO2 < 96%; cảm giác đau tức ngực; gắng sức để thở; chân tay lạnh;
Sốt > 38,5 độ C đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ;
Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ);
Đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước;
Ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ;
Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường…
Có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng…
Khi nhập viện, người nhà thai phụ cần sắp xếp mang theo các đồ dùng cá nhân cho thai phụ như khẩu trang y tế, nước rửa tay (xà phòng, cồn khử trùng), găng tay dùng 1 lần; dầu tắm gội, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, áo quần, Sổ khám thai và các loại thuốc được bác sĩ sản khoa kê như thuốc điều trị, thuốc bổ sung như sắt, can-xi để các bác sĩ tiện theo dõi quá trình khám và điều trị bệnh (nếu có).
Những điều thai phụ mắc COVID-19 không được làm
Bác sĩ Tuấn Anh cảnh báo, nhiều thai phụ khi mắc COVID-19 cũng không liên hệ với bác sĩ mà tự tìm các cách phòng bệnh trên mạng, tự ý sử dụng thuốc theo kiểu "truyền tai", thai phụ tự ý dùng thuốc kháng virus như Morlupiravir, Favipiravirg Abidol,...;
Không dùng chống viêm ức chế miễn dịch cho mẹ khi chưa có chỉ định bác sĩ (Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon,...);
Không tự ý dùng chống đông (Enoxaparin, Levonox, Xarelto,…);
Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ;
Không tự ý mua thuốc theo đơn của người khác hay nghe người xung quanh hoặc đọc trên mạng…
Những điều thai phụ mắc COVID-19 nên làm
Bác sĩ cũng khuyên các thai phụ mắc COVID-19 cần có tâm lý vững vàng vì khi quá lo lắng và sợ hãi sẽ tác động đến quá trình sinh hoạt, ăn uống sẽ khiến cho cơ thể bị suy yếu.
Nên tập hít thở sâu: Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ thể tăng cường chức năng phổi và đào thải độc tố ra bên ngoài. Mỗi ngày nên tập hít thở sâu 15 phút, khi hít vào thì bụng phình ra và khi thở ra thì bụng xẹp lại.
Ngoài việc uống thuốc bổ như canxi, viên sắt thì thai phụ mắc COVID-19 cần bổ sung thêm các loại vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, xoài…; vitamin D, kẽm, các loại vitamin B để hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi tăng cường hệ miễn dịch.
Lưu ý rằng nên bổ sung vitamin C cách từ 1-2 tiếng trước khi uống thuốc để tránh giảm tác dụng của thuốc. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp thai phụ và thai nhi tránh được các vấn đề liên quan đến thiếu hụt vi chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng đề kháng của cơ thể, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19, bảo vệ mẹ và con tốt hơn trước đại dịch COVID-19.
Thai phụ cần duy trì chế độ ăn với 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường nhiều hoa quả tươi, rau xanh, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên; Chế độ ăn nhiều acid béo như hải sản, cá biển…;
Uống đủ nước 40ml/ kg/ ngày; Nghỉ ngơi thư giãn, có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ; Giữ ấm cơ thể bằng cách uống nước ấm, lau người bằng nước ấm; Tập luyện hay vận động nhẹ nhàng…
16/05/2022 10:38
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.