Đăng nhập sổ của bạn
Nên tiêm phòng COVID-19 trước khi mang thai
Nếu thai phụ bị nhiễm COVID-19 chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nặng.
Khi mắc COVID-19, những thai phụ khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như sinh non, thai chậm phát triển, sảy thai,… Những nguy cơ này thường xảy ra ở những tuần đầu hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đối với những trường hợp thai phụ nhiễm COVID nhưng có một số bệnh lý nền như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tim mạch,… thì tình trạng sức khỏe của thai phụ dễ bị chuyển biến xấu, bệnh nền có thể nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhập viện.
Một số nghiên cứu chứng minh COVID-19 gây các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ chưa tiêm phòng
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ không được tiêm phòng COVID-19 chiếm 77% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 xảy ra trong thời kỳ mang thai ở Scotland và 98% trường hợp nhiễm trùng dẫn đến phải nhập viện.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 4950 trường hợp nhiễm trùng được xác nhận ở phụ nữ mang thai từ ngày 1/12/2020 bao gồm 1543 người mang thai 3 tháng đầu, 1850 trường hợp ở giai đoạn giữa thai kỳ và 1557 trường hợp trong giai đoạn cuối thai kỳ. Họ phát hiện ra rằng các biến chứng nặng, cần chăm sóc đặc biệt do nguy kịch, thai chết lưu và tử vong sơ sinh sớm, phổ biến hơn ở những người không được tiêm phòng COVID-19 so với những người đã được tiêm vaccine.
So với phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV-2 có nhiều khả năng phải chăm sóc đặc biệt, được thông khí xâm nhập và oxy hóa màng ngoài cơ thể, và tử vong. COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như tiền sản giật, sinh non và thai chết lưu.
Nghiên cứu cho thấy phần lớn phụ nữ mang thai nguy kịch hoặc tử vong do COVID-19 không được tiêm chủng. Đại dịch vẫn còn kéo dài với hàng chục nghìn trường hợp mắc bệnh COVID-19 được báo cáo ở Anh mỗi ngày. Do đó, điều tối quan trọng là phụ nữ mang thai phải tiêm vaccine.
Tỷ lệ nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai chưa tiêm vaccine cao
Một báo cáo cho thấy tỷ lệ tiêm chủng (từ ngày 8/12/2020 đến ngày 31/10/2021) ở phụ nữ mang thai thấp hơn đáng kể so với số phụ nữ từ 18- 44 tuổi nói chung. Dưới 1/3 ( 32,3%) phụ nữ sinh con vào tháng 10/2021 ở Scotland được tiêm hai liều vaccine, so với 77,4% nhóm dân số nói chung.
Trong số 4950 trường hợp nhiễm trùng được xác nhận khi mang thai, 823 người (17%) nhập viện và 104 người (2%) phải nhập viện và trở nặng.
Biến chứng tử vong chu sinh
Các nhà nghiên cứu cho biết các trường hợp tử vong chu sinh (tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời) sau khi nhiễm SARS-CoV-2 trong thai kỳ xảy ra ở những người chưa được chủng ngừa tại thời điểm nhiễm bệnh, nhưng chưa có đánh giá liệu COVID -19 "trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào sinh non và tử vong".
Xem xét kết quả trong vòng 28 ngày kể từ khi nhiễm SARS-CoV-2 (620 ca sinh), có 101 ca sinh non, 10 ca thai chết lưu và 4 ca tử vong sơ sinh, tỷ lệ sinh non là 17% và tử vong chu sinh kéo dài là 22,6/1000 ca sinh.
Theo nghiên cứu, trong tổng số 2364 trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị nhiễm SARS-CoV-2 khi mang thai, có 241 trẻ sinh non, 11 trẻ chết lưu và 8 trẻ sơ sinh tử vong. Điều này tương đương với tỷ lệ sinh non là 10% và tỷ lệ tử vong chu sinh kéo dài là 8/1000 ca sinh sau khi nhiễm SARS-CoV-2 bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Tuy nhiên, những phụ nữ được tiêm phòng COVID-19 trong khi mang thai (cả những người đã tiêm và không bị nhiễm SARS-CoV-2) có tỷ lệ sinh non là 9% (495/5752 ca sinh sống) và tử vong chu sinh kéo dài là 4,3/1000 ca sinh (25 trong số 5766 ca sinh). Các nhà nghiên cứu cho biết đây là các mức tương tự với tỷ lệ sinh non nền (8%) và tỷ lệ tử vong chu sinh kéo dài (5,6/1000 ca sinh).
16/05/2022 10:20
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.