Đăng nhập sổ của bạn
Bổ sung sắt trước khi mang thai
Bổ sung sắt trước khi mang thai giúp phòng ngừa sẩy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai cùng như phòng ngừa băng huyết sau sinh.
Ở phụ nữ, nhu cầu sắt tăng lên từ khi dậy thì cho đến mãn kinh do bị mất máu hành kinh hàng tháng. Với phụ nữ có thai, nhu cầu sắt tăng cao hơn nhiều vì phải cung cấp cho thai nhi. Vì vậy, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Nhu cầu về sắt ở phụ nữ mang thai tăng gấp đôi so với bình thường.
Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin, chất có vai trò chính trong việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường, vì vậy bạn cần nhiều chất sắt để tăng cường hemoglobin hơn nữa.
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, việc thiếu sắt còn dễ gây ra sẩy thai hoặc thai bị chết lưu. Đến những giai đoạn sau, thiếu sắt có thể dẫn đến hiện tượng đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sinh nở có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên bổ sung sắt từ trước khi mang thai 3 tháng, bổ sung suốt thai kỳ và sau khi sinh 1 tháng với liều lượng 60mg sắt/ngày. Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Để thuốc sắt hấp thu được tốt nên uống lúc đói hoặc với nước trái cây, những thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn. Không uống sắt cùng với trà, cà phê vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.
Bổ sung sắt dễ gây táo bón, ợ hơi, khó tiêu... Do đó, khi uống sắt cần bổ sung thêm chất xơ từ hoa quả, rau xanh, ngũ cốc để tránh hiện tượng táo bón.
Không nên uống sắt cùng với canxi vì sắt rất khó hấp thu và canxi làm cản trở quá trình này.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên bổ sung lượng sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách ăn nhiều những thực phẩm như: gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho...
29/04/2022 19:49
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.