Đăng nhập sổ của bạn
Mẹo giảm đau ngực khi mang thai
Một số mẹo nhỏ như chườm lạnh, thoa kem, mặc áo ngực khi ngủ, tắm nước ấm có thể giúp giảm đau ngực trong suốt giai đoạn mang thai
Đau bầu ngực là một trong các triệu chứng báo thai đầu tiên, nhưng khi ngực bạn tiếp tục thay đổi, chúng có thể sẽ làm bạn khó chịu trong suốt 9 tháng mang thai. Vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xoa dịu phần nào sự khó chịu này.
Dùng áo ngực vừa vặn
Ngực bạn có thể tăng đến 2 cỡ áo (cúp) trong suốt thai kỳ, vậy nên nâng đỡ chúng với áo ngực vừa vặn sẽ giúp giảm đau xuống mức thấp nhất. Tránh mặc áo ngực có gọng vì chúng có thể gò ép ngực của bạn và gây tổn thương các tuyến sữa, đồng thời các đường nối có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bạn.
Làm mát ngực
Khi mức hormone của bạn ổn định vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ nhất, ngực bạn sẽ đỡ nhạy cảm hơn, mặc dù chúng có thể vẫn đau và nóng trong suốt thai kỳ. Nhiều thai phụ cho biết ngực họ cứ như hai túi nước nóng vậy.
Chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cảm giác nóng rát đó. Bạn có thể làm mát ngực bằng khăn vải ướp lạnh, túi hoa quả đông lạnh hoặc úp hai lá bắp cải để lạnh bên trong áo ngực.
Mặc áo ngực khi ngủ
Trong những tuần đầu thai kỳ, hormone oestrogen và progesterone tăng cao có thể khiến ngực bạn mềm ra cùng lúc tăng trưởng các tuyến sữa cũng như bồi tụ mỡ để chuẩn bị cho bé bú. Điều này có thể khiến cho việc xoay trở mình khi ngủ cũng trở nên khó chịu. Việc mặc áo ngực khi ngủ có thể giúp ngực bạn không bị di chuyển quá nhiều và giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy chọn áo ngực từ cotton để da bạn có thể thở và không quá nóng bức.
Thoa kem
Khi ngực bạn tiếp tục lớn lên, chúng có thể hơi ngứa ngáy và nhạy cảm hơn, hoặc sẽ bị rạn da. Các loại kem dưỡng ẩm gốc thiên nhiên như kem mỡ cừu lanolin, kem dưỡng chứa bơ cacao và bơ hạt mỡ (cacoa butter và shea butter) đều có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da, giảm kích ứng và có thể giảm nguy cơ hình thành rạn da. Bạn có thể để kem vào ngăn mát tủ lạnh để tăng hiệu quả làm mát cho ngực.
Hãy vệ sinh ngực thường xuyên nhưng tránh dùng xà phòng đặc biệt là ở vùng quanh núm vú để giảm ngứa và kích ứng.
“Cấm sờ vào hiện vật!”
Đau nhức, ngứa ran, râm ran và nhoi nhói, đó là những gì mà bạn khó có thể chịu đựng được khi bị chạm vào ngực. Ngực bạn vẫn đau và mẫn cảm, giờ đây các mạch máu sẽ bao phủ lấy toàn bộ bầu ngực. Chồng bạn có thể sẽ rất ấn tượng với cỡ ngực mới của bạn nhưng bạn đừng ngại cấm anh ấy “đụng chạm tay chân”.
Anh ấy sẽ không thể hiểu được cảm giác của bạn (tất nhiên rồi, trên đời này số đàn ông mang bầu chỉ đếm trong một bàn tay mà thôi và chồng bạn chắc chắn không nằm trong số đó rồi). Hãy giải thích cho anh ấy hiểu là cần phải dịu dàng hơn một chút vì lúc này cơ thể bạn rất nhạy cảm và mong manh.
Tắm nước ấm
Một số phụ nữ thấy đỡ đau ngực hơn khi đứng dưới vòi sen ấm, trong khi đó, một số khác cho biết tình hình chỉ có tệ hơn mà thôi. Nếu bạn nằm trong nhóm đầu, bạn có thể áp dụng cách trị liệu đầy thư giãn này, chỉ cần nhớ kiểm soát nhiệt độ nước, tốt nhất là để nước bằng thân nhiệt của bạn hoặc thấp hơn 37 độ C một chút.
Nước quá nóng có thể gây hại cho em bé trong bụng của bạn. Bên cạnh đó, hãy tránh dùng các loại xà phòng hoặc sữa tắm có hương thơm hoặc các sản phẩm dễ gây kích ứng da.
Các phương thuốc tự nhiên
Bác sĩ sẽ rất sẵn sàng cung cấp cho bạn các liều thuốc giảm đau ngực, nhưng nếu bạn muốn điều trị theo phương pháp thiên nhiên thì đây là những gợi ý bạn có thể thử:
- Tinh chất hoa cúc xi và cúc La Mã giúp giảm đau và viêm nhiễm khá hiệu quả, bạn có thể áp một túi trà hoa cúc vào ngực mình để giúp giảm sưng.
- Calc.flour, vitamin E và Silica đều được chứng minh là giảm ngứa, tuy nhiên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ dược liệu nào trong thai kỳ.
Uống thêm nước
Dù bạn có tin hay không thì một cốc nước lọc bình thường cũng giúp giảm đau và cương vú. Sự tích nước làm tình hình thêm tệ nên bất kỳ thứ gì giúp cơ thể bạn tháo nước đều tốt cả.
Bạn cần tránh ăn mặn và tránh dung nạp caffeine, thay vào đó thử uống trà lợi tiểu tự nhiên như thì là, bồ công anh; ngoài ra, vitamin B6 cũng hữu ích trong trường hợp này.
26/04/2022 21:36
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.