Đăng nhập sổ của bạn
Mía không chỉ giải khát, thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh
Mía vừa dùng làm thực phẩm, vừa sử dụng làm thuốc chữa bệnh, được xem là thứ 'thực dược lưỡng dụng'...
Trong Đông y, vị thuốc từ cây mía có tên là "cam giá", còn có tên khác là "can giá", "đường ngạnh".
Tác dụng làm thuốc của cây mía được ghi chép sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục" của danh y Đào Hoằng Cảnh (456-536), cách nay đã gần 2000 năm: Có tác dụng tư âm, sinh tân - bổ dưỡng và sản sinh tân dịch.
Theo Đông y: Cây mía vị ngọt, tính mát, không độc; lợi vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Túc dương minh Vị; có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân, giáng khí; dùng chữa các chứng nhiệt làm tổn thương tân dịch như: Tâm phiền miệng khát, nôn mửa, phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại), phế táo (phổi háo), khái thấu (ho), đại tiện táo, tiểu tiện bất lợi, tiêu hóa kém...
Tuy nhiên, sử dụng mía cũng như tất cả các loại thức ăn và vị thuốc khác, cũng có những nghi kỵ nhất định với người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), người tỳ vị hư hàn. Không sử dụng mía bị giập nát, mía bị hư hỏng do ký sinh trùng xâm nhập...
- Bổ dưỡng, giải nhiệt, tiêu đờm, hết khát: Dùng mía dóc vỏ ăn hoặc ép lấy nước cốt hòa với nước cơm uống.
- Chữa cảm nắng, họng khô, miệng khát, tiểu tiện nhiều lần: Nước mía ép 150ml, nước dưa hấu ép 100ml, trộn đều uống.
- Nhuận phế, chữa ho do nội nhiệt (nóng trong): Mía ép lấy khoảng 200ml nước cốt, gạo tẻ 100g, thêm nước vào vừa đủ nấu thành cháo; ăn liền trong nhiều ngày.
- Chữa chảy máu cam: Mía tươi 500g, ngó sen tươi 500g, sinh địa tươi 100g; tất cả đem ép lấy nước cốt, trộn đều; chia 3 phần uống trong ngày.
- Chữa ho khi lên sởi: Mía vỏ đỏ (bỏ vỏ và đốt), củ mã thầy (gọt bỏ vỏ) - mỗi thứ 40g; sắc nước uống thay nước trong ngày.
- Khô miệng, nôn khan liên tục: Nước mía ép 150ml, hâm nóng, chia uống ngày 3 lần.
- Chữa chứng vị nhiệt (nóng dạ dày ), miệng đắng, kém ăn, đại tiện táo: Nước mía ép khoảng 50ml, mật ong 30g; 2 thứ trộn đều, ngày uống 2 lần, sáng sớm và buổi tối lúc đói bụng.
- Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu: Mía tươi 500g, ép lấy nước cốt; ngó sen 500g, thái nhỏ, ngâm trong nước cốt mía 8-12 giờ, chắt lấy nước; chia 3 phần uống trong ngày.
- Chữa chứng phản vị (buồn nôn và nôn), đại tiện táo: Mía rửa sạch, ép lấy 200ml nước cốt, gạo tẻ 50g, thêm lượng nước thích hợp vào nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
- Phụ nữ có thai buồn nôn: Nước mía ép 200ml, nước cốt gừng 5ml (1 thìa café), hòa đều, chia thành 3 phần, uống trong ngày.
22/06/2023 17:10
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.