Đăng nhập sổ của bạn
Nguy hiểm của cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Cúm mùa là bệnh thường có tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch… nhất là trẻ em < 5 tuổi. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.
Bệnh cúm mùa thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
Ở trẻ em khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện; Có cảm giác ớn lạnh; Nhức đầu; Đau nhức cơ bắp; Chóng mặt; Ăn không ngon; Mệt mỏi; Ho; Đau họng; Chảy nước mũi; Buồn nôn; Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực; Đau tai; Có thế xuất hiện triệu chứng tiêu chảy…
Bệnh tiến triển có thể thấy sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
Trên thực tế, bệnh cúm ở trẻ thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm họng, viêm kết mạc, viêm phổi. Đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi, khi hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém và có bệnh lý nền kèm theo, nếu bị cúm có thể dẫn đến biến chứng.
Vậy câu hỏi được đặt ra trẻ nào sẽ dễ mắc cúm, trả lời câu hỏi này các nghiên cứu cho thấy đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm: Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải… sẽ dễ mắc cúm nhiều hơn.
Sau khi khám thấy trẻ có các biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ sẽ căn cứ vào các yếu tố như nơi ở, đến từ khu vực có bệnh cúm lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm. Trẻ có biểu hiện sốt (thường trên 38 độ C), đau nhức cơ toàn thân và có một trong số các biểu hiện về hô hấp như đau họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, khó thở.
Để khẳng định các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, trong đó có thể là chụp X-quang phổi, xét nghiệm công thức máu… Xét nghiệm dương tính với virus cúm bằng kỹ thuật RT - PCR hoặc real time RT - PCR hoặc nuôi cấy virus đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp, trong đó nguyên tắc chung là nếu nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.
Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.
Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus, cần dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.
Với cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.
Với bệnh cúm có biến chứng: Cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng virrus càng sớm càng tốt. Cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ, nên cần được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng virus.
Tóm lại: Bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa đông xuân và xảy ra hàng năm, các chủng virus cúm cũng thay đổi mỗi năm. Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh cúm, khi mắc bệnh, trẻ thường bị lâu hơn so với người lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh chung thường được khuyến cáo là nếu cho trẻ ra ngoài cần phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, nhất là người bệnh nghi nhiễm cúm; Tăng cường rửa tay; Vệ sinh hô hấp khi ho khạc.
Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra và nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.Trẻ bị cúm như thế nào thì nên đưa đến bác sĩ? Nếu trẻ bị cúm với các triệu chứng sau, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khác bác sĩ:
- Sốt cao (trên 38.5 độ C) và liên tục (trên 3 ngày), trẻ được dùng thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ uống nhiều ngày, hay nôn.
- Nghẹt mũi kéo dài (trên 14 ngày) hoặc không thuyên giảm. - Khó thở, thở nhanh.
- Li bì, bị kích thích, co giật.
- Đau tai, trong tai có mủ.
- Đau mắt, mắt đỏ, có gỉ vàng.
02/03/2023 11:52
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.