Đăng nhập sổ của bạn
Nguyên nhân gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em
Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như sức khỏe của trẻ.
Chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân, khiến cha mẹ lo ngại vì sự thấp lùn của con mình. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở "giai đoạn vàng" sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.
Theo nghiên cứu các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, thì tỉ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. Hormone tăng trưởng được bài tiết bởi tuyến yên. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải bệnh như: U hạ đồi tuyến yên, chấn thương đầu, phẫu thuật não, nhiễm trùng thần kinh, chiếu xạ vùng sọ, vùng hầu họng và hốc mắt… Một số trường hợp thiếu hormone tăng trưởng không rõ nguyên nhân.
Những thai nhi sinh ra có cân nặng thấp < 2500 gram. Có khoảng 10% trẻ có cân nặng thấp khi sinh không tăng trưởng kịp trẻ cùng tuổi và giới lúc 2 tuổi.
Trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính tại thận như: Suy thận mạn, thận hư. Bệnh tim bẩm sinh, suy tim. Bệnh lý gan mật, rối loạn chuyển hóa… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Ngoài ra các hội chứng Turner, Down, Prader - Willi… cũng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Một số bệnh lý thiếu máu như thiếu máu huyết tán, thiếu máu do thiếu sắt… cũng làm cho trẻ chậm phát triển chiều cao.
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.
Hormone tuyến giáp tác động trực tiếp lên sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ. Khi tuyến giáp tiết không đủ hormone này có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao.
Thông thường chiều cao bình thường của trẻ được tính như sau. Với trẻ mới sinh, chiều cao từ 48 - 52 cm, trung bình là 50 cm. Trong năm đầu đời của trẻ, bé sẽ tăng khoảng 20 - 25 cm. Tuy nhiên, đến năm 1 - 4 tuổi thì chiều cao của trẻ tăng trung bình 10 - 12cm mỗi năm.
Và tương tự từ năm trẻ 4 - 11 tuổi sẽ tăng trung bình 5 - 8 cm mỗi năm. Đến tuổi dậy thì, sự tăng chiều cao của trẻ sẽ vượt bậc, ở trẻ gái tăng khoảng 6 - 10 cm mỗi năm và trẻ trai tăng từ 6,5 - 11 cm mỗi năm.
Nếu có các dấu hiệu chưa tăng so mới mức bình thường, nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu ước lượng khác như: Trẻ thấp hơn các bạn cùng lớp, cùng độ tuổi; Trẻ thấp hơn anh chị em ruột ở cùng tuổi. Quần áo con mặc rất lâu chật và ngắn hoặc đối với trẻ trên 4 tuổi tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm < 5cm/năm... nên cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa để được tư vấn.
Việc theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng của các bố mẹ là rất cần thiết. Điều này giúp bố mẹ biết được chiều cao và sự tăng trưởng của con có bình thường hay không. Với trẻ thiếu hormone tăng trưởng thì điều trị càng sớm càng tốt, trẻ vẫn có thể bắt kịp tăng trưởng của trẻ bình thường.
Trẻ thiếu hormone tăng trưởng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ. Bất kỳ thời điểm nào, nếu thấy trẻ phát triển chiều cao thấp hơn giới hạn bình thường và tốc độ tăng trưởng chậm, gia đình nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Nhi hoặc dinh dưỡng để xác định chẩn đoán và nguyên nhân.
29/12/2022 20:17
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.