Đăng nhập sổ của bạn
Nhận biết và xử trí viêm mũi họng cấp ở trẻ
Viêm mũi họng cấp là bệnh rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt khi thời tiết mưa ẩm khó chịu như hiện nay. Bệnh nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa
Viêm mũi họng cấp tính là viêm niêm mạc vùng mũi và họng và thường kết hợp với viêm amiddan, VA... Bệnh có thể xuất hiện đơn thuần hoặc là biểu hiện viêm long đường hô hấp trên trong giai đoạn đầu của nhiều bệnh nhiễm trùng.
Viêm mũi họng cấp tính thường xuất hiện do các yếu tố môi trường như: Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm, khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi… Đặc biệt bệnh hay gặp khi trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ mới cai sữa...
Bệnh khởi đầu là một viêm nhiễm virus, kết hợp sức đề kháng giảm là điều kiện cho bội nhiễm vi trùng (thường là vi trùng nằm vùng có sẵn trong mũi họng: liên cầu, phế cầu đặc biệt là liên cầu bê-ta tan huyết nhóm A...) có thể lây lan trong cộng đồng từ nước bọt, nước mũi khi bệnh nhân nói, ho hay hắt hơi…
Bệnh thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng toàn thân:
- Trẻ có thể chỉ sốt vừa 38 độ C - 39 độ C nhưng cũng có khi sốt cao 40 độ C.
- Cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, chán ăn…
- Cảm giác nuốt đau, đau nhói lan lên tai, ho kích thích. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
- Trẻ thường ngạt mũi, chảy mũi nước, lúc đầu trong nhầy, sau đục. Tiếng nói mất trong hay khàn nhẹ…
- Quan sát niêm mạc họng đỏ rực, xuất tiết. Trẻ em hay bệnh nhân trẻ tuổi hai amiđan sưng to, sung huyết, có những chấm mủ trắng, bựa trắng phủ trên bề mặt amiđan.
- Niêm mạc mũi sung huyết, xuất tiết nhầy, có thể có sưng hạch góc hàm, ấn đau nhẹ…
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.
- Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới).
- Nôn, đi ngoài phân lỏng.
Khi trẻ có một các biểu hiện sau:
Các biến chứng có thể xảy ra:
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần biết cách chăm sóc trẻ:
- Vệ sinh mũi họng. Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.
- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Cho trẻ ăn chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường,
- Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để chữa ho.
13/02/2023 09:02
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.