Đăng nhập sổ của bạn
Những dấu hiệu mẹ bầu bị đa ối và cách xử trí giúp thai kỳ an toàn
Đa ối (nước ối nhiều) là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, gây khó chịu cho mẹ bầu và có khả năng đe dọa đến tính mạng của thai nhi.
Nước ối đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi những áp lực bên ngoài, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp duy trì hiện trạng và nước ối giúp phát triển phổi, cơ, xương và hệ tiêu hóa của thai nhi.
Trong một số ít trường hợp, nước ối có thể gây ra vấn đề, đặc biệt là khi có quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
Đa ối chỉ xảy ra ở khoảng 1% trường hợp mang thai. Mức nước ối bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm, hoặc khoảng 800 đến 1000 ml. Tuy nhiên, tùy vào mỗi giai đoạn cụ thể của thai kỳ mà lượng nước ối có thể tăng, giảm khác nhau. Khi sự cân bằng lượng nước ối bị xáo trộn, lượng nước ối có thể lên đến 2000ml, thậm chí có thai phụ còn có tới 3000 ml. Đây là tình trạng đa ối nặng vì nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Đa ối cấp tính:
Hiện tượng đa ối cấp thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ, xảy ra ở tuần thứ 16 - 20 của thai kỳ. Lượng nước ối tăng nhanh đột biến khiến tử cung bị phình to, chèn ép lên cơ hoành mẹ bầu. Thai phụ có thể gặp những triệu chứng trầm trọng hoặc xuất hiện các cơn gò chuyển dạ sớm trước tuần 28. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện sau:
Đa ối mạn tính:
Đa ối mạn tính là tình trạng 95% mẹ bầu gặp phải và thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nên tiến hành thăm khám khi cảm thấy:
Khi đi khám thai nếu bác sĩ nghi ngờ đa ối, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm nhằm xác định xem mẹ bầu có mắc bệnh này hay không và nếu có thì lượng nước ối nhiều có đáng lo ngại hay không. Có hai cách để đo hoặc định lượng lượng nước ối trong cơ thể mẹ bầu: Cách thứ nhất được gọi là chỉ số nước ối (AFI). Phép đo thứ hai được gọi là túi sâu nhất (SDP). Các xét nghiệm đa ối không gây đau đớn, không xâm lấn và an toàn cho cả thai phụ và thai nhi.
Chỉ số nước ối (API):
Bác sĩ sẽ đo lượng chất lỏng để đánh giá mức chất lỏng trong bốn góc phần tư của tử cung, trước khi cộng chúng lại với nhau và chia cho bốn. Mức nước ối bình thường là từ 5 đến 25 cm. Nếu nước ối của cao hơn mức đó thì được coi là đa ối.
Túi đơn sâu nhất (SDP):
Trong phương pháp này, sẽ chọn đo túi nước ối sâu nhất trong tử cung và đo lường. Mức bình thường là từ 2 đến 8 cm nếu lượng nước ối vượt quá 8 cm được chẩn đoán là đa ối.
Tuy nhiên, thông thường, tình trạng này không gây ra nhiều rắc rối, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ. Hầu hết mẹ bầu bị đa ối sẽ không gặp vấn đề gì đáng kể.
Đôi khi, các bác sĩ thậm chí không biết nguyên nhân gây ra tình trạng đa ối, có khoảng ⅔ trường hợp đa ối không tìm thấy nguyên nhân, ⅓ còn lại đa ối có thể do các nguyên nhân sau:
Dị tật bẩm sinh: Hở hàm ếch, hẹp môn vị và các dị tật khác đặc biệt là những dị tật liên quan đến khả năng nuốt, ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Đa ối được phát hiện trong 10% thai phụ mắc đái tháo đường do không kiểm soát tốt lượng đường huyết, thai nhi tiểu nhiều hơn bình thường. Vì vậy kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp cho lượng nước ối ở mức sinh lý bình thường.
Rh không tương thích, hoặc sự không phù hợp giữa máu của mẹ và máu của thai nhi.
Hội chứng truyền máu song sinh, xảy ra khi một thai sinh đôi giống hệt nhau nhận quá nhiều máu và thai kia nhận quá ít.
Rau thai bất thường, u mạch máu màng đệm có thể dẫn đến suy tim thai và gây nên tình trạng đa ối.
Viêm nội mạc tử cung, phù rau thai... cũng gây đa ối.
Quá nhiều nước ối có liên quan đến việc tăng nguy cơ thai chết lưu, trong các trường hợp mang thai có mức nước ối bình thường, cứ 1.000 trẻ thì có 2 trẻ chết lưu còn với chứng đa ối, tỷ lệ là 4/1.000.
Đa ối làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm hoặc sinh non. Hơn nữa, thay vì ở tư thế cuối thai kỳ, đầu thai nhi cúi xuống, sẵn sàng chào đời bình thường thi đa ối làm tăng nguy cơ đối với ngôi mông hoặc ngôi ngang.
Một biến chứng nguy hiểm khác có nguy cơ xảy ra khi chuyển dạ là sa dây rốn, dây rốn có thể bị chèn ép hoặc đẩy ra trước em bé. Quá nhiều nước ối còn dễ dẫn đến bong nhau thai, nghĩa là nhau thai có thể tách ra trước khi em bé chào đời và làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh do tử cung bị chèn ép bởi lượng nước ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như bình thường.
Sau khi chẩn đoán đa ối, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu khám bổ sung và siêu âm để kiểm tra thai nhi. Việc xử trí được xác định dựa trên trường hợp cơ bản, giai đoạn mang thai và mức độ nghiêm trọng của chứng đa ối, kiểm tra biểu đồ tăng trưởng của thai. Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cho thai nhi.
Nếu tình trạng đa ối có kết quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cần quản lý lượng đường trong máu mẹ bầu một cách thích hợp bằng thay đổi chế độ ăn uống và thuốc men.
Một số thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trưởng thành phổi để tránh nguy cơ sinh non. Nếu các triệu chứng đa ối cấp ảnh hưởng tính mạng, bác sĩ sẽ tiến hành hút bớt nước ối, thủ thuật này thường an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp.
Để tránh đa ối, thai phụ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, uống nước vừa đủ, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn và chú ý dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong suốt thai kỳ, không nên làm việc quá sức.
Khám thai định kỳ đều đặn, làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ nhằm phát hiện các dị tật có nguy cơ gây nên đa ối.
28/06/2023 20:26
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.