Đăng nhập sổ của bạn
Những điều mẹ bầu nên biết trong ba tháng cuối thai kỳ
Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm rất quan trọng. Trong giai đoạn này, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.
Ba tháng cuối thai kỳ sẽ khám thai trung bình từ 4 đến 6 lần để theo dõi sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Em bé được coi là sinh đủ tháng nếu được sinh ra ở tuần 37 đến 42 của thai kỳ. Em bé sinh trước tuần 37 được coi là sinh non và nếu em bé chưa được sinh vào tuần 42, thì được gọi là quá ngày dự sinh và dễ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Mục đích khám thai ba tháng cuối
Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ vì những lý do sau:
Thai phụ có thể nắm rõ tình hình phát triển của thai nhi thông qua các lần khám thai bao gồm: Những bất thường của mẹ và thai nhi; Sự phát triển của thai và nhau thai.
Thai phụ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tính chính xác của kết quả xét nghiệm chỉ ở trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy thai phụ cần đi khám thai định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé.
Kết quả của vài nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng đúng chuẩn cao hơn.
Khám thai trong ba tháng cuối thai kỳ
Ở ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên khám thai thường xuyên: Khoảng 4 tuần một lần cho đến 36 tuần, sau đó cứ 2 tuần một lần, cần kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ, kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B, tiêm phòng ho gà, cúm.
Đặc biệt, bầu ba tháng cuối cần đi khám thai nhiều lần hơn và khoảng cách giữa các lần khám thai thường gần nhau hơn. Vì trong tam cá nguyệt thứ ba, đặc biệt là tháng cuối trước ngày dự sinh là khoảng thời gian mà mẹ có thể có dấu hiệu chuyển dạ sinh bé. Do đó, bác sĩ cần kiểm tra tim thai thường xuyên hơn để bảo đảm thai nhi luôn trong tình trạng khỏe mạnh, không bị suy thai cũng như khám thai để tìm các dấu hiệu gợi ý chuyển dạ sinh.
Ngoài ra, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ra huyết, ra nước âm đạo, đau trằn bụng dưới, thai máy bất thường gợi ý tình trạng suy thai hoặc báo hiệu chuyển dạ sinh, thai phụ cần đến khám thai tại bệnh viện ngay lập tức để được phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Giữ gìn sức khỏe ở ba tháng cuối thai kỳ
Tăng cân là một phần bình thường của thai kỳ, mỗi tuần thai phụ có thể tăng từ 0,2 đến 0,5kg và hầu hết đến cuối thai kỳ, thai phụ có thể tăng từ 11 đến 16kg. Do đó, thai phụ tuyệt đối không vì sợ tăng cân quá nhiều mà ăn không đủ dưỡng chất cần thiết. Uống nhiều nước, ăn các đồ thực phẩm nấu chín, không nên ăn cá sống, hải sản hun khói, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, rau mầm, sữa chưa tiệt trùng, thịt nguội.
Cố gắng duy trì hoạt động thể dục nhẹ nhàng trong ba tháng cuối thai kỳ bằng những bài tập thể dục an toàn, nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc bài tập kegel làm săn chắc cơ sàn chậu.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng chợp mắt hoặc ngồi xuống và thư giãn trong vài phút.
Buổi tối không nên uống nước nhiều để giảm số lần đi vệ sinh gây mất ngủ.
Những điều cần lưu ý phải đi khám ngay trong ba tháng cuối thai kỳ
Thai máy giảm: Thai phụ cần chú ý đếm số lần cử động của thai nhi mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, hoặc ít nhất một lần trong ngày nếu bạn bận, mỗi lần đếm trong 30 phút.
Nếu thai nhi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút: thai nhi khỏe mạnh.
Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần: sản phụ cần nằm nghỉ và đếm cử động thai trong một giờ, hoặc từ 2-4 giờ. Vì khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai, thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.
Nếu trong 1 giờ có trên 4 cử động thai: thai nhi khỏe mạnh.
Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước: thai nhi vẫn khỏe mạnh.
Nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai hoặc tất cả những cử động thai đều yếu: sản phụ cần phải nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.
11/04/2022 20:40
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.