Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ có những mốc phát triển mà cha mẹ cần nắm rõ để giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Bé 6 tháng tuổi biết làm gì?

- Đối với bé 6 tháng khi nằm ngửa, bé có thể bỏ chân vào miệng.

- Bé có thể lăn từ thế nằm ngửa sang nằm sấp, sấp sang ngửa. Khi nằm ngửa, bé có thể bỏ chân vào miệng và có thể trườn về trước khi nằm sấp.

Ảnh minh họa

- Bé có thể ngồi mà không cần phải đỡ nhiều. Bé cũng có thể cầm nắm đồ vật và chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, hoặc với tay lấy đồ vật. Ở tuổi này có thể có một hoặc hai chiếc răng.

- Ở độ tuổi 6 tháng, bé có thể nhận ra ai là người lạ, không theo bố và bà khi không thích hoặc chỉ theo mẹ. Bé đã nhận biết được khi có người gọi tên mình, mắt bé sẽ dõi theo hướng của người gọi

- Bé có thể mỉm cười và cười thành tiếng. Bé cực kỳ thích nghe người khác nói chuyện với mình hoặc chơi với mình, đặc biệt là cha mẹ. Đặc biệt, bé 6 tháng tuổi có thể bập bẹ (phát âm các phụ âm) và kêu ré lên. Nếu bị lấy mất đồ chơi, bé có thể sẽ tỏ ra khó chịu và khóc.

Ảnh minh họa

Lưu ý về chế độ dặm của bé 6 tháng tuổi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh, nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Giai đoạn này chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24.

Ảnh minh họa

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ không có lợi cho trẻ, vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ.

Nhiều cha mẹ cố gắng chế biến thức ăn ở mức độ lỏng như sữa mẹ để bổ sung cho bé. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của loại sản phẩm chế biến này thấp không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 6 tháng tuổi, trẻ thường bị thiếu dinh dưỡng do đậm độ các chất dinh dưỡng trong thức ăn lỏng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ trên 6 tháng tuổi, làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém.

Vì vậy, bé 6 tháng tuổi nên tiếp tục được cho bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức bổ sung chất sắt dành cho trẻ nhỏ như là nguồn dinh dưỡng chính.

Về việc bổ sung nước trái cây với trẻ 6 tháng tuổi: Ở tháng tuổi này nước trái cây chưa cần thiết, nhưng nếu vẫn muốn cho bé uống thì không uống quá 120 -180 ml mỗi ngày. Có thể pha thêm nước và trái cây để làm loãng.

Có thể cho bé ăn thức ăn đóng hộp hoặc các loại thịt, rau quả và trái cây xay tự làm ở nhà.

Ngoài ra, bé cũng có thể ăn các loại ngũ cốc có bổ sung chất sắt một hoặc hai lần mỗi ngày. Cho bé làm quen với chỉ một loại thức ăn mới mỗi lần.

Ảnh minh họa

Dùng các loại thức ăn chỉ có một thành phần để có thể xác định bé có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào không. Thức ăn cho em bé không cần bỏ thêm gia vị đường, muối hoặc chất béo.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Ở tuổi này nếu cha mẹ thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác thường ví dụ như:

Không có bất kỳ một đáp ứng nào với những tiếng động xung quanh,

Bé không phát ra âm thanh nào,

Chưa cứng cổ, chưa nhận thức được với các người thân quen và người lạ,

Không thể ngồi được

Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu về những vấn đề liên quan đến thính giác, chậm phát triển trí não.... Chính vì vậy cha mẹ cần sớm đưa bé đến gặp bác sĩ.

16/04/2022 14:46

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?