Đăng nhập sổ của bạn
Những lưu ý khi điều trị nhược thị cho trẻ
Nhược thị là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và phát triển đến khi trẻ lên 7 - 8 tuổi. Bệnh là nguyên nhân phổ biến dẫn tới suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực ở trẻ em.
Nhược thị (còn gọi là mắt lười) là chỉ tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh gây ra bởi sự tương tác bất thường giữa hai mắt trong giai đoạn quan trọng phát triển thị giác: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhược thị xuất hiện từ những giai đoạn đầu đời của trẻ và có thể làm gián đoạn sự phát triển thị giác bình thường của trẻ.
Trên toàn thế giới ước tính có 19 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị khiếm thị, trong đó 12 triệu người bị khiếm thị do tật khúc xạ và nhược thị chưa được điều chỉnh.
Nhược thị là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thị lực kém ở trẻ em và cả người lớn, đặc biệt là ở các nước phát triển. Những người nhược thị có khả năng bị hạn chế lựa chọn nghề nghiệp, giảm chất lượng sống, thiếu tự tin… và quan trọng là nó có thể gây ảnh hưởng thị lực đến mắt còn lại. Khi bị nhược thị, điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là ở trẻ em giúp bệnh nhân phát triển thị lực bình thường.
Bệnh nhược thị có mổ được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nhược thị là hệ quả của đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí mắt hay lác mắt thì bác sĩ nhãn khoa sẽ cân nhắc lựa chọn phương án phẫu thuật phù hợp cho từng bệnh nhân.
Ngoài ra, tuổi tác của bệnh nhân cũng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định phương án điều trị bệnh nhược thị. Tỷ lệ thành công rất khả quan khi bệnh nhân còn nhỏ nhưng đối với người trưởng thành thì rất khó để cải thiện tình trạng bệnh thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên người lớn nếu bị mắt lác, sụp mí… thì vẫn có thể mổ sửa chữa cơ mắt, giúp mắt nhìn không bị lệch trục. ĐIều này chỉ cải thiện thẩm mỹ chứ tác dụng giúp cải thiện thị lực là rất ít.
Độ tuổi điều trị bệnh hiệu quả nhất là độ tuổi trong giai đoạn then chốt của sự phát triển thị giác của trẻ, tốt nhất là dưới 6 tuổi. Tuy nhiên nhiều trường hợp điều trị nhược thị ở độ tuổi lớn hơn vẫn có thể thành công do hệ thống thị giác còn phát triển cho tới tuổi trưởng thành. Việc phát hiện và điều trị nhược thị càng muộn thì sẽ càng không đạt được hiệu quả tốt. Đặc biệt sau khi mắt đã đi vào ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh bị nhược thị tái phát.
- Điều trị thường mất vài tuần đến vài tháng để tăng cường thị lực ở mắt yếu hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn có khả năng mắt có thể bị yếu trở lại. Vậy nên khi có thị lực tốt hơn ở mắt đó vẫn nên được theo dõi định kỳ để được can thiệp kịp thời.
- Mục tiêu chính của việc điều trị nhược thị là cải thiện chức năng thị giác một mắt, giúp mắt bị nhược thị tăng liên kết với não và giảm sự ức chế của mắt tốt hơn. Từ đó tạo sự cân bằng giữa hai mắt và đồng thời giúp tăng chức năng thị giác.
Yếu tố then chốt trong việc điều trị nhược thị cho trẻ: phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ có sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình trẻ.
- Trong 6-12 tháng đầu đời, ca mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt nhằm phát hiện và loại trừ các vấn đề bất thường. Việc tầm soát mắt cho trẻ nhỏ chính là cách phòng tránh nhược thị cũng như các bệnh lý nghiêm trọng để có phương án điều trị kịp thời.
- Bên cạnh đó, người có tỉ lệ mắc nhược thị cao: Trẻ sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển, bại não… hay người có tiền căn gia đình mắc tật khúc xạ cao, lác/ lé, nhược thị và đục thể thủy tinh bẩm sinh… cần được khám mắt tổng quát và toàn diện càng sớm càng tốt và duy trì lịch khám định kỳ.
Phát hiện và điều trị nhược thị sớm giúp cho sự phát triển và ổn định thị giác của trẻ, đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh những biến chứng nguy hại về sau.
28/03/2023 08:58
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.