Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ mắc thủy đậu rồi có mắc lại không?
Hiện nay, một số nơi có nhiều trẻ mắc thủy đậu nên cha mẹ lo lắng không biết trẻ đã mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại căn bệnh này không?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên và là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang virus thủy đậu nói, hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho... thì các virus đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi và người khác hít phải bụi sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng có không ít người lớn mắc bệnh này.
Đây là câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Theo các nghiên cứu, chúng ta có thể bị virus Varicella - Zoster gây bệnh thủy đậu tấn công nhiều lần, nhưng loại virus này chỉ gây bệnh thủy đậu một lần trong đời.
Các thống kê cho thấy rất hiếm trường hợp bị tái phát thủy đậu, nghĩa là mắc lần thứ 2, bởi sau khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus gây bệnh sẽ đi sâu vào các rễ thần kinh và tồn tại ở đó, chờ lúc hệ miễn dịch suy yếu để tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona.
Các ghi nhận cho thấy đối với trường hợp xảy ra (rất hiếm gặp chiếm 10 - 20% trong số người đã bị nhiễm thủy đậu lại lần 2) có thể do kháng thể sinh ra và tồn tại không đủ mạnh để phòng chống bệnh. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, điều này tương tự như chúng ta đã tiêm phòng thủy đậu và không phải tất cả các trường hợp đã tiêm phòng đều có thể phòng chống bệnh. Tuy nhiên, nếu mắc thủy đậu sẽ nhẹ hơn và kéo dài ít ngày hơn.
Thống kê cho thấy có khoảng 80 - 90% số người được tiêm vaccine thủy đậu sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh thủy đậu, những người còn lại nếu có mắc thủy đậu thì triệu chứng bệnh sẽ nhẹ và kéo dài ít ngày hơn.
Và như vậy, nếu trẻ đã từng mắc thủy đậu thì cha mẹ cũng yên tâm sẽ hiếm khi mắc lại bệnh này.
Người ta chia bệnh thủy đậu ra 4 thời kỳ phát triển, mỗi thời kỳ có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
Đây là khi nhiễm virus, thời kỳ virus trong người và phát bệnh. Ở thời gian này kéo dài từ 10 - 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.
Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.
Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.
Sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm. Bởi thủy đậu sẽ để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất.
Bệnh thủy đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, vì vậy việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch... để tránh bị phơi nhiễm bằng cách tiêm chủng cho những người trong gia đình, những người tiếp xúc gần.
Vaccine phòng bệnh thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
+ Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
+ Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
+ Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được phòng vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80 - 90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng có khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu và thường là không bị biến chứng.
28/03/2023 08:52
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.