Đăng nhập sổ của bạn
Những nguyên tắc giúp trẻ có giấc ngủ lành mạnh
Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường than phiền trẻ ít ngủ, khó ngủ, thậm chí còn không ngủ đúng giờ… Vì vậy, làm thế nào để trẻ ngủ đúng giờ, ngủ ngon?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc…. trong đó nguyên nhân khiến trẻ không có được một giấc ngủ tốt vào ban đêm đa phần là do cha mẹ chưa thiết lập được thói quen ngủ khoa học cho con, khiến sinh hoạt của trẻ không theo một lịch trình nhất quán hoặc do trẻ đã được ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Việc thiết lập thói quen ngủ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ làm những việc thư giãn giống nhau, theo cùng một trật tự và vào cùng một thời điểm mỗi đêm, sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Có thể cho con tắm nước ấm sẽ giúp con bạn thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Cách tiếp theo phòng ngủ có thể giữ đèn mờ trong không gian ngủ để kích thích cơ thể con bạn sản xuất hormone ngủ - Melatonin. Điều cha mẹ nên làm khi trẻ đã lên giường là khuyến khích trẻ đọc thầm hoặc nghe một vài bản nhạc thư giãn hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe, với giọng đều đều và nhỏ nhẹ.
Với trẻ lớn hơn cha mẹ thể tạo thói quen bao gồm một cuộc trò chuyện yên tĩnh với bạn về một ngày và sau đó một mình thư giãn trước khi tắt đèn. Trẻ lớn hơn nữa có thể thích thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thở thư giãn.
Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ cho trẻ cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết con cần ngủ bao nhiêu, nghĩa là nhu cầu và mô hình giấc ngủ của trẻ. Vì mỗi trẻ ở các độ tuổi khác nhau, sẽ có nhu cầu ngủ khác nhau. Đơn cử, một trẻ khi lớn lên, sẽ bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm và thời gian ngủ của trẻ cũng rút ngắn lại. Vì vậy, trẻ em ở mọi lứa tuổi cần ngủ đủ theo nhu cầu, để có thể vui chơi, học hành và tập trung trong ngày.
Như vậy, tùy thuộc vào độ tuổi của con mình, cha mẹ cần tạo cho con thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy gần như cố định mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giữ cho đồng hồ sinh học của con bạn tuân theo một lập trình nhất quán.
Đối với trẻ lớn tránh cho trẻ ngủ nhiều ban ngày, đa phần trẻ ngừng ngủ ngày khi đạt mốc 3 - 5 tuổi. Nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn ngủ vào ban ngày, cha mẹ hãy cố gắng giữ giấc ngủ ngắn không quá 20 phút và không muộn hơn đầu giờ chiều. Nếu trẻ ngủ nhiều và có những giấc ngủ dài, muộn hơn có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
Trên thực tế không gian ồn ào, ánh điện sáng… cũng khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon. Vì vậy, cha mẹ hãy kiểm tra tiếng ồn và ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ. Cần phải có một không gian riêng tư, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng rất quan trọng để có giấc ngủ ngon.
Phòng ngủ lý tưởng của trẻ nên tối, yên tĩnh, thông gió tốt và gọn gàng. Kiểm tra xem phòng ngủ của trẻ có quá sáng hay quá ồn không. Ngay cả ánh sáng xanh từ tivi, màn hình máy tính, điện thoại và máy tính bảng có thể làm giảm tiết hóc môn Melatonin và trì hoãn cơn buồn ngủ. Cha mẹ nên tắt các thiết bị này ít nhất một giờ trước khi đi ngủ hoặc để màn hình ra khỏi phòng trẻ vào ban đêm.
Điều thường thấy nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi trong bóng tối, nhiều gia đình cha mẹ, người giúp việc hoặc anh chị hay dọa trẻ. Nên nếu trẻ thực sự cảm thấy sợ hãi về việc lên giường hoặc ở trong bóng tối, bạn có thể khen ngợi và thưởng cho trẻ bất cứ khi nào trẻ can đảm.
Cha mẹ cần hạn chế tối đa các chương trình TV, phim ảnh và trò chơi điện tử kinh dị, tuyệt đối không dọa ma, cáo… thay vào đó có thể cho trẻ nghe nhạc nhẹ, chơi những trò chơi nhẹ nhàng như lắp ghép gỗ, xếp hình... Một số trẻ sợ hãi khi đi ngủ có thể cảm thấy tốt hơn khi có đèn ngủ.
Nhiều gia đình chăm chút cho trẻ ăn quá no trước giờ đi ngủ hoặc sinh hoạt gia đình có người già lại ăn quá sớm trước giờ đi ngủ… Điều này dẫn đến việc trẻ khó ngủ. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ có thể khiến trẻ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái, điều này khiến trẻ khó ngủ hơn. Vào buổi sáng, một bữa ăn sáng lành mạnh sẽ giúp khởi động đồng hồ sinh học của trẻ đúng thời gian.
Ngày nay, do tiện lợi và chiều các trẻ, nhiều gia đình cho trẻ uống loại nước đóng sẵn có chứa cafein như nước tăng lực, sô cô la và soda… dẫn đến trẻ tỉnh táo không ngủ. Vì vậy, hãy khuyến khích con tránh những thứ này vào cuối buổi chiều và buổi tối.
Tóm lại: Giấc ngủ vô cùng quan trọng với tất cả mọi người, với trẻ cũng vậy. Cha mẹ hãy tạo một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học. Cần cho trẻ vận động thường xuyên, tiếp xúc với môi trường ánh sáng tự nhiên để trẻ phát triển toàn diện, có một giấc ngủ lành mạnh.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn thực hiện những nguyên tắc này để cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt cho trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ tốt nhất.
26/09/2022 19:44
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.