Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Nôn liên tục sau sinh, trẻ mắc tắc tá tràng bẩm sinh hiếm gặp

Tắc tá tràng là bệnh lý nguy hiểm hiếm gặp với tỉ lệ mắc từ 1/5.000 đến 1/10.000 trẻ sinh ra.

Sản phụ H.T.B (trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) sinh mổ lần 4 bé trai kháu khỉnh với cân nặng khi sinh đạt 2,6kg.

Thời điểm được 8 ngày tuổi, trẻ đột nhiên xuất hiện tình trạng nôn nhiều, bú kém, vàng da, bụng chướng và chỉ đại tiện được rất ít. Sau khi theo dõi tại nhà 2 ngày nhưng tình trạng trên không thuyên giảm, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ để thăm khám.

Tại đây, sau khi được làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tắc tá tràng bẩm sinh đồng thời theo dõi nhiễm khuẩn sơ sinh sớm.

Ngoài chẩn đoán bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh, bệnh nhi cũng được thực hiện tầm soát các bệnh lý kèm theo như các bệnh lý về sọ não, tim mạch, tiết niệu và các dị tật về chi. Sau khi có các kết quả, trẻ được chỉ định phẫu thuật nội soi lúc 11 ngày tuổi.

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi trước khi ra viện.

Bác sĩ Lê Quang Nam – Khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: Đây là một trường hợp phẫu thuật nội soi có những khó khăn nhất định do bệnh nhi còn rất nhỏ, cân nặng thấp và vào viện trong tình trạng suy dinh dưỡng, do đó thao tác của phẫu thuật viên trong quá trình phẫu thuật cần rất thận trọng. Tuy nhiên, với sự phối hợp của các bác sĩ khoa gây mê hồi sức và khoa ngoại nhi tổng hợp, ca phẫu thuật được thực hiện thành công.

"So với việc phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở như trước đây thì việc ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc tá tràng bẩm sinh có rất nhiều ưu điểm như thời gian đau sau mổ ngắn và mức độ đau nhẹ, hạn chế tối đa các biến chứng, viêm nhiễm, đồng thời bệnh nhi cũng hồi phục rất nhanh sau phẫu thuật" – BS. Nam cho biết thêm.

Sau phẫu thuật, trẻ được đưa về chăm sóc tại phòng hồi sức sơ sinh, Khoa Nhi sơ sinh với phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch kèm theo hỗ trợ thở máy.

Trải qua 8 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi tiến triển tốt, trẻ đã được bú mẹ, các chỉ số sinh tồn hoàn toàn bình thường, không còn tình trạng nôn, trớ, đại tiện bình thường, vết mổ nội soi khô ráo và đảm bảo vấn đề thẩm mỹ nên được cho xuất viện.

Tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ - Hiếm gặp nhưng có thể phát hiện sớm

Theo các bác sĩ, tắc tá tràng là bệnh lý hiếm gặp, có thể do những nguyên nhân từ bên trong lòng tá tràng cũng như bên ngoài tá tràng. Tắc tá tràng thường xuất hiện những biểu hiện sớm sau sinh bao gồm: nôn dịch sữa và dịch xanh, vàng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm chẩn đoán trước sinh như hiện nay, bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh hoàn toàn có thể phát hiện sớm ở thời kỳ bào thai.

Do đó, các bác sĩ Nam khuyến cáo, các sản phụ trong quá trình mang thai cần thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm quan trọng và các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi (nếu có). Từ đó có kế hoạch theo dõi, quản lý thai kỳ chặt chẽ và kịp thời xử trí các bất thường có thể gặp phải, đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

"Sau khi trẻ ra viện, gia đình, người chăm sóc trẻ cần chú ý một số vấn đề như ăn uống, đại tiện, đồng thời tái khám đúng lịch. Nếu thấy có biểu hiện bất thường như nôn trớ, quấy khóc, chướng bụng,… cần đưa trẻ tái khám ngay" – BS. Nam tư vấn.

 
Tắc tá tràng bẩm sinh có thể được chẩn đoán nhờ siêu âm ở tuần lễ 29 của thai kỳ và thường gặp ở các thai kỳ (50% trường hợp) người mẹ có tình trạng đa ối. Ngoài ra, bệnh cũng thường đi kèm với hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, sinh non tháng với phổi chưa trưởng thành...
 

10/11/2022 09:33

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?