Đăng nhập sổ của bạn
Thai phụ tiếp xúc với trẻ mắc tay chân miệng có lây bệnh?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc, lo lắng liệu bệnh tay chân miệng có gây nguy hiểm khi thai phụ tiếp xúc với trẻ mắc bệnh không?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến rất dễ lây ở trẻ em do enterovirus gây ra; bao gồm cả coxsackievirus. Bệnh tay chân miệng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thường gây sốt, lở loét đau trong miệng và phát ban đỏ, giống như vết phồng rộp ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng thường không nghiêm trọng.
Phần lớn trẻ mắc bệnh tay chân miệng là lành tính và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm như: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bệnh tay chân miệng ít phổ biến hơn ở người lớn do người lớn thường có kháng thể từ những lần nhiễm virus trước đó.
Chị H.Đ là giáo viên mầm non ở (phường Đa Kao, Q.3, TP. Hồ Chí Minh) đang mang thai tuần thứ 9, rất lo lắng vì có thể bị lây bệnh tay chân miệng. Do đang mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, chị Đ lo lắng nếu thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ, trong đó có trẻ mắc tay chân miệng, vậy chị có nguy cơ mắc tay chân miệng và ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Cùng hoàn cảnh với chị H.Đ đó là trường hợp của chị K.T (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Từ khi đọc được thông tin virus gây bệnh tay chân miệng là loại dễ gây ra biến chứng, chị T rất sợ vì chị đang mang thai 22 tuần, nếu không may mắc liệu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con không.
Giải đáp những lo lắng này, PGS. TS Nguyễn Mạnh Thắng – Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh tay chân miệng gây nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ mang thai. Tại Việt Nam cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bệnh tay chân miệng ở thai phụ có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi.
Nếu mẹ bầu mắc bệnh trong thời gian ngắn trước sinh thì điều này có thể dẫn đến lây nhiễm sang con, tuy nhiên rất hiếm xảy ra.
Chưa có bằng chứng cho thấy virus gây bệnh tay chân miệng ở người lớn có khả năng gây nên bất lợi đặc biệt cho thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hay các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, nếu mẹ bầu có tiếp xúc với trẻ mắc tay chân miệng và nghi ngờ mắc bệnh không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì chúng có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng do không có hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Thắng, bệnh tay chân miệng gây ra thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng có nhiều khả năng mẹ bầu sẽ tiếp xúc với virus trong khi chăm sóc trẻ đang mắc bệnh. Nếu mẹ bầu thường xuyên ở gần trẻ nhỏ mắc bệnh tay chân miệng hoặc có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần thực hiện những biện pháp sau:
- Rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (bao gồm đồ chơi) trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
- Mẹ bầu nên đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với con hoặc trẻ nhỏ bị sổ mũi, ho và hắt hơi vì virus sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu, bất kể mẹ bầu rửa tay thường xuyên như thế nào.
- Cố gắng giữ cho trẻ để mụn nước không bị vỡ, đặc biệt là không được nặn mụn nước vì mụn nước rất dễ lây lan mầm bệnh.
- Tránh dùng chung đồ ăn, uống, vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn tắm, máy giặt và bàn chải đánh răng, bất cứ thứ gì tiếp xúc với nước bọt. Virus sống trong nước bọt, vì vậy không nên hôn trẻ mắc bệnh giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Ngoài ra, cần chú ý khi cơ thể mất nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi mang thai, dễ gây ra các biến chứng. Do đó thai phụ nên uống nhiều nước ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tay chân miệng.
Lưu ý rằng virus có thể ở trong phân trong vài tuần sau khi hết phát ban, nên cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi thay tã cho trẻ.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh tay chân miệng nếu đang mang thai, đặc biệt là khi mang thai ở giai đoạn cuối. Nếu thai phụ đã tiếp xúc với người mắc bệnh tay chân miệng và xuất hiện các triệu chứng bao gồm sốt, triệu chứng giống cúm, nổi mẩn da, mụn nước hoặc lở loét trong miệng, cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng và có hướng điều trị kịp thời.
06/07/2023 16:38
Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu.
Trong mùa xuân, mẹ bầu cần được chăm sóc nhiều hơn, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi liên tục và có xu hướng bất thường.
Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai bị ợ chua, ợ nóng mà chưa từng gặp vấn đề gì trước đây. Chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều cách đối phó và cải thiện tình trạng này.
Trong những ngày Tết, nho khô thường có trên bàn khách của mỗi nhà. Vậy mẹ bầu ăn nho khô như thế nào để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất?
Để những ngày Tết an vui, dù công việc bận rộn đến đâu nhưng các mẹ bầu vẫn nên ưu tiên hàng đầu việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt và acid folic tăng lên rất cao nên hầu hết phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Khi bị táo bón, phụ nữ mang thai thường có xu hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên càng gây ra bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Vô sinh do nhiều nguyên nhân như do yếu tố sinh học, di truyền, lối sống, tuổi tác... Béo phì đã được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Cảm lạnh khi mang thai nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, đâu là cách chọn thuốc trị cảm lạnh an toàn cho phụ nữ mang thai?
Acid folic là một trong những vitamin nhóm B có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.