Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Món ăn hỗ trợ trị bệnh tay chân miệng

Đối với bệnh lý tay chân miệng, Y học cổ truyền (YHCT) xếp vào phạm trù bệnh lý ôn bệnh, ôn dịch. Có thể dùng một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em do virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu. Bệnh lây lan nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay bệnh có xu hướng bùng phát và diễn biến khó lường tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam nước ta.

Triệu chứng thường gặp: Sốt, đau họng, đau miệng làm trẻ biếng ăn. Có thể xuất hiện phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân...

Các nốt phỏng trên da của bệnh tay chân miệng.

Y học cổ truyền xếp vào phạm trù bệnh lý ôn bệnh, ôn dịch, biện chứng luận trị theo quy luật truyền biến vệ khí dinh huyết.

Nguyên nhân gây bệnh là do cảm phải tà khí (mang đặc điểm thấp nhiệt, phong nhiệt…).

Vị trí bệnh chủ yếu ở các tạng phế, tỳ, có thể ảnh hưởng tới tâm, can.

YHCT tiến hành phân chia các thể lâm sàng theo giai đoạn bệnh khác nhau và có các cách điều trị tương ứng:

Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng

Trẻ xuất hiện sốt, sợ gió, sợ lạnh nhẹ, ho, chảy nước mũi, ăn kém, buồn nôn, đại tiện lỏng nát. YHCT cho rằng đây là do tà khí xâm phạm từ bên ngoài và ảnh hưởng công năng hai tạng phế, tỳ. Lúc này có thể sử dụng các bài thuốc mang tính tuyên tán như ngân kiều tán để hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra có thể sử dụng món ăn sau để hỗ trợ điều trị: Cháo lá sen ý dĩ.

Cháo lá sen dùng thích hợp giai đoạn toàn phát.

Lấy 50g lá sen tươi cắt nhỏ, hạt bo bo (ý dĩ) 30g, gạo tẻ 100g. Dùng lửa to đun nước lá sen tươi trong 5-10 phút, bỏ bã, lấy nước nấu gạo cùng hạt bo bo. Ăn mỗi lần 1 bát, ngày 3 bát.

Giai đoạn toàn phát

Lúc này, các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng xuất hiện rõ ràng hơn. Trẻ sốt cao hơn, viêm loét miệng, nổi phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân.

Theo YHCT, đây là do tà khí đi sâu vào trong, hóa nhiệt mà gây ra các triệu chứng. Điều trị cần lấy thanh nhiệt giải độc trừ thấp làm chính, sử dụng bài thuốc cam lộ tiêu độc đan để điều trị.

Trong giai đoạn này, có thể sử dụng trà tứ đậu để hỗ trợ điều trị.

Nguyên liệu gồm: Đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu nành mỗi loại 30g, cam thảo 5g. Các loại đậu đem rửa sạch, ngâm trong nước ấm 30-60 phút rồi vớt ra nồi, cho thêm nước vừa đủ. Đun lửa to cho sôi rồi đun lửa nhỏ trong 2 giờ, đậu mềm ra thì cho cam thảo vào để lấy vị thơm ngọt. Ăn trong ngày.

Giai đoạn hồi phục

Sau khi khỏi bệnh, trẻ có thể còn các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, ăn uống kém, các nốt phỏng dần lui đi, có thể để lại thâm hoặc sẹo.

Điều trị lúc này chủ yếu cần nuôi dưỡng chính khí, sử dụng các bài thuốc sinh mạch tán hoặc sâm linh bạch truật tán để bồi bổ lại chính khí đã hao hụt trong quá trình đấu tranh với tà khí.

Cũng có thể sử dụng thực dưỡng để đẩy nhanh tốc độ hồi phục sức khỏe.

Cháo bách hợp ngân nhĩ: Thích hợp cho trẻ sau khi bị bệnh thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước, muốn uống nhiều nước, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ho khan … Không thích hợp cho trẻ mệt mỏi, người lạnh, rối loạn tiêu hóa.

Nguyên liệu dùng bách hợp tươi 50g, mộc nhĩ trắng 10g, gạo tẻ 100g. Đem bách hợp, mộc nhĩ rửa sạch rồi thái mỏng, đem đun cùng gạo tẻ để làm cháo. Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 bát.

Cháo củ mài thích hợp dùng trong giai đoạn phục hồi bệnh tay chân miệng.

Cháo củ mài: Thích hợp dùng cho trẻ sau khi bệnh li bì mệt mỏi, ưa nằm, ngủ nhiều, rối loạn tiêu hóa…

Nguyên liệu: Sườn non 50g, gạo tẻ 100g, củ mài (hoài sơn) 100g, cà rốt 50g. Hầm sườn trong khoảng 30 – 60 phút, cho củ mài và cà rốt đã thái mỏng vào trong nồi cùng gạo, nấu tiếp. Mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 bát.

Bệnh tay chân miệng cũng có những biến chứng hết sức nguy hiểm về thần kinh, hô hấp hay tuần hoàn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ. Do đó, cần phát hiện ra các dấu hiệu nguy hiểm để nhanh chóng cho trẻ nhập viện điều trị: Sốt cao liên tục, li bì, lơ mơ, không ăn uống, giật mình (>= 2 lần/30 phút), vã mồ hôi lạnh toàn thân hoặc tay chân, thở nhanh, thở bất thường, co giật.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:1. Vệ sinh cá nhânRửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.2. Vệ sinh ăn uống:Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạtHộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻSử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.5. Theo dõi phát hiện sớmTrẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnhCác nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

 

26/06/2023 18:12

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

Tiêu chảy cấp ở trẻ em mùa nắng nóng

BS Nguyễn Lê Thanh

Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Ăn nước hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

Thu Phương

Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

Phòng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi

BS. Nguyễn Ngọc Sáng

Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

Ngộ độc thực phẩm và một số biện pháp phòng tránh cho học sinh

ThS. Lê Hồng Dũng – Trưởng khoa Hóa thực phẩm – Viện Dinh dưỡng

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Đái tháo đường dịp Tết

TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng

Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Cách tăng mức vitamin D trong mùa cảm lạnh và cúm

Bích Ngọc

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng ở trẻ em

Anh Vũ

Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ viêm đường hô hấp

BS. Lê Thị Loan – Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng

Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Không uống được sữa, nên ăn 7 loại thực phẩm giàu canxi

Thiên Châu

Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Cho trẻ ăn gì để không mắc bệnh đường hô hấp khi trời rét đậm, rét hại?

Quỳnh Mai

Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.