Đăng nhập sổ của bạn
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, chỉ bổ sung sắt liệu có đủ?
TS.BS Phan Bích Nga - Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết đa phần các bậc cha mẹ cho rằng thiếu máu là do thiếu sắt. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng minh thiếu máu dinh dưỡng
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) cho thấy bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu tới 50% các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bền vững của trẻ, điển hình là kẽm và sắt.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia trong năm 2019 - 2020, Việt Nam có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Hiện nay tình trạng trẻ em thiếu máu dinh dưỡng tỷ lệ vẫn còn cao . Vì vậy, mới đây, hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị thiếu máu ở trẻ em” do Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã đưa ra một số vấn đề trong chẩn đoán và giải pháp cho vấn đề này.
Theo các chuyên gia, Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin, myoglobin, protein, enzyme… trong cơ thể. Nó cũng có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào, tham gia giải phóng năng lượng, tham gia chuyển hóa DNA cùng nhiều chức năng khác. Thiếu sắt, cơ thể không có đủ nguyên liệu sản xuất hemoglobin gây thiếu máu dinh dưỡng.
Cùng với sắt, kẽm cũng được nghiên cứu là có tham gia vào cấu tạo và phát triển tế bào hồng cầu . Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng.
Theo chia sẻ của TS.BS Phan Bích Nga - Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng quốc gia tại hội thảo: Đặc biệt trong 9 tháng đầu, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra những tổn thương không hồi phục ở não, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não của trẻ, gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng. Còn đối với những trẻ lớn hơn, vấn đề thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ.
Khi bị thiếu máu, sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm, trẻ thường xuyên mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao, thường học kém, hay buồn ngủ.
Trong bài báo cáo, TS.BS Phan Bích Nga cho biết, theo nghiên cứu gần đây thì kẽm kết hợp với bổ sung sắt đã được phát hiện là làm tăng nồng độ huyết sắc tố ở mức độ cao hơn so với sắt đơn thuần ở trẻ thiếu máu do sắt.
Theo chia sẻ từ TS.BS Phan Bích Nga, không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu 100%. Sắt hấp thu rất thấp, chỉ 10-15% sắt từ thức ăn. Tương tự sắt, kẽm hấp thu ở mức 20% - 30%. Kẽm và sắt còn bị giảm hấp thu bởi thực phẩm giàu chất phylate như tinh bột, chất xơ có trong các loại thực phẩm ngũ cốc,...
Nếu em bé bị thiếu sắt thường thiếu kẽm và ngược lại. Bởi bản thân các loại thực phẩm giàu sắt và giàu kẽm thường nằm chung trong cùng một loại thực phẩm như thịt bò, trứng, các loại hải sản … Điều kiện tăng cường hấp thu sắt và ức chế hấp thu sắt giống như kẽm. Hai yếu tố khiến cho trẻ thường bị thiếu sắt, thiếu kẽm hay bị thiếu cùng nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1). Ngoài ra, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu.
Chính vì vậy cần đảm bảo đủ lượng sắt kẽm cho nhu cầu hàng ngày của trẻ để giúp giúp dự phòng nguy cơ thiếu máu thì cha mẹ cần chú ý chế độ ăn đa dạng đặc biệt thực phẩm giàu sắt và kẽm như: thịt bò, các loại nhuyễn thể: hàu, nghêu, sò…
Ngoài ra, theo khuyến cáo sử dụng trong phác đồ “Thiếu máu dinh dưỡng trẻ em” do khoa khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành vào tháng 12/2021 nên bổ sung kẽm và sắt với tỷ lệ cân bằng 1:1 giúp tăng khả năng hấp thu, đáp ứng nhu cầu hàng ngày; kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, vitamin C…, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ .
16/05/2023 21:05
Trẻ em sức đề kháng kém nên rất dễ mắc tiêu chảy, khi mắc bệnh các triệu chứng dễ chuyển biến nặng, kéo dài hơn so với người lớn.
Không chỉ tạo vị ngon, ngọt cho món ăn, nước hầm xương còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe xương khớp, da, đường ruột và giải độc cơ thể.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần lưu ý những gì trong dịp Tết? Sau đây là một số các gợi ý để người bệnh ĐTĐ cần chú ý:
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và cơ thể dễ bị thiếu hụt chất này trong mùa lạnh và cúm, đặc biệt trong những tháng mùa đông có ít ánh sáng mặt trời hơn.
Suy dinh dưỡng thường được coi là tình trạng thiếu calo hoặc thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự phát triển trí não ở trẻ em.
Viêm đường hô hấp ở trẻ tăng cao theo chu kỳ mỗi năm, thời điểm trẻ bị mắc nhiều nhất là vào khoảng tháng 9- tháng 12 hàng năm, khi thời tiết giao mùa. Trẻ bị viêm hô hấp thường có biểu hiện: đau họng, sổ mũi, ho, sốt, khan tiếng…
Canxi là một khoáng chất cần thiết thường được biết đến có trong sữa và các loại hải sản. Tuy nhiên, một số loại thức ăn từ thực vật cũng chứa hàm lượng canxi cao.
Miền Bắc đang ở trong những ngày rét đậm, khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.