Đăng nhập sổ của bạn
Thừa cân, béo phì ở trẻ em và những nguy cơ bệnh tật
Thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến ở trẻ em và đang có sự gia tăng ở mức báo động. Thừa cân béo phì ở trẻ em dễ dẫn đến các nguy cơ về xương khớp, tim mạch, dậy thì sớm...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân và một nửa số này sống ở các nước Châu Á. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2003, trong đó TP. Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất nước.
Thế nào là thừa cân béo phì?
Không phải tất cả trẻ em có cân nặng hơn so với tiêu chuẩn đều thừa cân hoặc béo phì. Một số trẻ có thân hình cao lớn hơn trung bình và trẻ em thường có lượng chất béo khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Vì vậy, không thể nhận biết bằng cách nhìn và căn cứ vào trọng lượng của trẻ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo thừa cân và béo phì, nó liên quan đến trọng lượng và chiều cao cơ thể. Đa phần phụ huynh không biết chắc về cách tính BMI, do đó nếu lo lắng về việc trẻ tăng cân quá nhiều thì hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử phát triển và tình trạng hiện tại của trẻ cũng như lịch sử cân nặng trong gia đình, và so sánh với biểu đồ tăng trưởng, từ đó xác định xem trọng lượng của trẻ có trong phạm vi cho phép không.
Tại sao trẻ lại bị thừa cân, béo phì?
Có nhiều yếu tố làm trẻ bị thừa cân, béo phì như chế độ ăn, ít tập luyện thể dục, di truyền hoặc kết hợp các yếu tố trên. Trong một số trường hợp thừa cân, béo phì do các bệnh lý nội tiết hoặc thuốc gây ra.
Chế độ ăn và lối sống
Ăn thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo.
Ăn thức ăn được chế biến, đóng gói sẵn.
Cuộc sống hiện đại ít vận động.
Trẻ dành nhiều thời gian chơi điện tử, coi tivi hơn là vận động bên ngoài.
Tập thể dục và hoạt động thể chất
Trẻ ít vận động ngoài trời, dành nhiều thời gian chơi game, xem tivi ….
Di truyền
Gen có ảnh hưởng tới cân nặng, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ. Một mình yếu tố di truyền, gen không thể gây ra béo phì. Cả gen, chế độ ăn, lối sống và hoạt động thể chất góp phần làm trẻ bị thừa cân, béo phì.
Những nguy hiểm khi trẻ bị thừa cân béo phì
Cha mẹ, người thân thường thấy thích thú khi con mình nhìn bụ bẫm, mũm mĩm nhưng đôi khi sự bụ bẫm, mũm mĩm này dẫn tới một số vấn đề sức khoẻ cho bé như thừa cân, béo phì. Thừa cân, béo phì khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ trong hiện tại và tương lai. Bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… những bệnh tưởng chừng chỉ gặp ở người lớn.
Thừa cân, béo phì cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc:
Các vấn đề về xương và khớp.
Trẻ khó khăn hơn khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc bất cứ hoạt động thể chất nào vì khó thở. Việc này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn hoặc làm các triệu chứng của bệnh suyễn nặng hơn.
Ngủ không ngon giấc hoặc khó thở về đêm do bị hội chứng ngưng thở lúc ngủ.
Dậy thì sớm: Trẻ thừa cân có thể cao hơn, to hơn và phát triển cơ quan sinh dục sớm hơn những bạn cùng trang lứa. Bé gái thừa cân có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều và các vấn đề sinh sản khác khi trưởng thành.
Sỏi túi mật, bệnh lý gan.
Các nguy cơ tim mạch (tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và đái tháo đường) hình thành từ nhỏ có thể dẫn tới bệnh lý tim mạch, suy tim và đột quỵ khi trưởng thành. Phòng ngừa, điều trị thừa cân, béo phì khi còn nhỏ bảo vệ trẻ khỏi những nguy cơ trên.
Trẻ thừa cân, béo phì có thể bị những vấn đề tâm lý do ngoại hình khác biệt, bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt.
BS Chế Hoàng Thái (Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
06/04/2022 17:16
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.