Đăng nhập sổ của bạn
Thuốc long đờm cho trẻ khi nào cần dùng?
Một trong những cách hiệu quả trong giảm ho có đờm là dùng thuốc long đờm. Vậy khi nào nên dùng thuốc?
Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Trẻ bị ho có đờm thường khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Nguyên nhân khiến trẻ ho có đờm thường do: Thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp bị viêm do virus, vi khuẩn, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hít phải khói thuốc lá... Đặc biệt khi ngủ về đêm, phản xạ tống chất nhầy ra ngoài không còn được nhiều như lúc tỉnh nên dịch đờm đọng lại gây ho nhiều.
Ho là phản ứng bảo vệ cơ thể, nhằm tống xuất mầm bệnh như dị vật, bụi bẩn và các tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp.
Ho có đờm thực chất là để cơ thể loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá người bệnh (đặc biệt là trẻ nhỏ) mệt mỏi, khó ngủ. Vì vậy, khi ho người ta thường phải dùng thuốc long đờm.
Thuốc long đờm (thuốc loãng đờm) được dùng để trị ho có đờm. Các loại thuốc này có tác dụng làm long cả dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản.Cấu trúc dịch nhầy được thay đổi dẫn đến giảm độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.
Các thuốc long đờm gồm: Acetylcystein, ambroxol, bromhexin, carbocysteine, eprazinon...
- Thuốc long đờm đơn chất chỉ chứa thuần túy 1 hoạt chất: Bisolvon chỉ chứa bromhexin. Acemuc (chỉ chứa acetylcystein. Mucosolvan chỉ chứa ambroxol...
+ Bisolvon: Có tác dụng làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy yếu. Không dùng bisolvon cho bệnh nhân quá mẫn với bromhexim hoặc các thành phần của thuốc. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: Buồn nôn, nôn, đau bụng trên…
+ Acemuc: Thuốc long đờm Acemuc có tác dụng trên hệ hô hấp, tiêu diệt chất nhầy trong hầu họng người bệnh. Thuốc được dùng trong các trường hợp ho có đờm. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ, viêm da, phù nề…
+ Mucosolvan: Thuốc có tác dụng long đờm, được dùng cho các trường hợp bệnh hô hấp có tăng tiết đờm bất thường ở cả trẻ em và người lớn. Môt số tác dụng phụ có thể gặp: Mày đay, ngứa, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, khó tiêu…
- Thuốc trị ho phối hợp (có từ hai thành phần trở lên) như: Atussin, solmux broncho...
+ Atussin: Thuốc long đờm Atussin được chỉ định dùng trong ho có đờm, giúp làm lỏng các dịch nhầy, nhờ đó tống xuất đờm dễ dàng hơn. Khi điều trị cơn ho bằng atussin, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, điển hình như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nổi mề đay, khô miệng, ngủ gà…
+ Solmux Broncho: Thuốc long đờm Solmux Broncho thường dùng trong điều trị ho có đờm thường đi kèm trong các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn cấp tính hoặc mạn tính như viêm phế quản cấp tính. Hiếm gặp tác dụng phụ: Run tay, lo âu, co cứng cơ, nhức đầu, tim đập nhanh.
Lưu ý: Ở trẻ nhỏ, thời điểm nên dùng thuốc long đờm và dùng với liều lượng như thế nào cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, dựa trên triệu chứng, độ tuổi, độ đặc/loãng của đờm chứ không hề có chỉ định chung cho mọi trường hợp trẻ có đờm trong cổ họng.
Để sử dụng thuốc long đờm an toàn, nên thực hiện:
- Chỉ dùng thuốc long đờm khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc long đờm khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Không dùng thuốc long đờm cho trẻ bị viêm loét dạ dày vì tác dụng phụ của thuốc là gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày;
- Không dùng thuốc long đờm hoặc thận trọng dùng cho trẻ bị hen phế quản.
- Không dùng thuốc long đờm cho trẻ bị suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ càng tăng ứ đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm.
- Không dùng thuốc long đờm đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.
18/10/2023 15:07
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.