Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị chấn thương răng, cha mẹ phải làm gì?
Chấn thương răng sữa ở trẻ là một vấn đề rất hay gặp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu được xử trí đúng sẽ góp phần quan trọng vào quá trình lành chấn thương.
Chấn thương răng sữa ở trẻ là một tình trạng cấp cứu rất hay gặp, tuy nhiên nhiều cha mẹ nghĩ rằng răng sữa sau này sẽ được thay, nên vấn đề chấn thương răng sữa là không quan trọng. Điều này là một sai lầm, vì chấn thương răng sữa nếu không được quan tâm và điều trị sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.
Chấn thương răng sữa ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân, cũng như tại chỗ cho hàm răng vĩnh viễn.
Điều đáng lưu ý, trẻ em trong hoạt động vui chơi hàng ngày có thể gặp những tai nạn khiến răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, thậm chí rụng hẳn răng ra khỏi huyệt ổ răng.
Trẻ thường bị chấn thương răng ở giai đoạn dưới 3 tuổi, đặc biệt là ở các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu tập đi. Khi trẻ tập đi sẽ tiếp xúc với môi trường bên ngoài và dễ bị té ngã, va đập khiến cho răng bị chấn thương.
Nhiều cha mẹ rất quan tâm đến vấn đề trẻ bị chấn thương răng, vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị chấn thương răng.
Thực tế cho thấy, khác với người lớn, ở trẻ em xương ổ răng còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn. Do vậy, khi trẻ ngã nếu bị chấn thương răng thì răng sẽ ít bị gãy hơn so với người lớn, nhưng sẽ bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng.
Đối với trường hợp răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau.
Tuy nhiên, khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần, mà sẽ có các biểu hiện kèm theo như:
Ngoài ra, cũng có thể có gãy xương hàm hoặc các chấn thương khác, đặc biệt như mắt, tai mũi họng, sọ não kèm theo.
Trên thực tế cho thấy khi trẻ bị té ngã gây ra chấn thương răng đều ít hoặc nhiều gây chảy máu tại chỗ. Vì vậy, cha mẹ cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Phải cầm máu cho trẻ bằng 1 miếng gạc sạch tẩm oxy già, ép sát vào vùng răng bị chấn thương hoặc cho trẻ tự tay cầm miếng gạc.
Bước 2: Vệ sinh vùng xung quanh chấn thương bằng nước sạch.
Bước 3: Kiểm tra trong miệng trẻ xem có các dị vật hay mảnh răng gãy hay không, nếu có thì cần loại bỏ ra khỏi miệng, để tránh dị vật rơi vào đường thở và đường tiêu hoá.
Bước 4: Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu chấn thương răng. Các tổn thương răng và mô mềm sẽ được xử lý tùy theo mức độ. Tuy nhiên, trong chấn thương răng sữa bên cạnh tổn thương răng sữa và mô mềm tại chỗ, cần phải quan tâm đến mầm răng vĩnh viễn.
Các chấn thương xảy ra trong thời thơ ấu có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thương mầm răng vĩnh viễn, gây ra tình trạng răng vĩnh viễn mọc ngầm, dị dạng…
20/03/2023 15:29
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.