Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị hen, khò khè có nên dùng khí dung?
Đối với trẻ có tiền sử khò khè dai dẳng hoặc đã chẩn đoán hen, nếu cơn hen nhẹ, nên khí dung càng sớm càng tốt giúp trẻ không bị chuyển cơn nặng hơn.
Khí dung là phương pháp điều trị tại chỗ hô hấp khi đưa thuốc từ dạng lỏng sang dạng sương mù với các hạt rất nhỏ khoảng 2-5 mcm. Không phải thuốc nào cũng có thể khí dung được vì không thể phân tán thành hạt nhỏ như vậy được.
Một số trẻ khò khè, khó thở do viêm tiểu phế quản, viêm phổi do virus hoặc có nhiều dạng khò khè khác chưa thể phân biệt được có phải đang có cơn hen không, thì nếu khí dung 3 liều cách nhau 20 phút trong giờ đầu, nếu có đáp ứng thì tiếp tục cho khí dung tiếp, không đáp ứng thì không cần khí dung nữa. Các trẻ này cần tìm nguyên nhân, điều trị được nguyên nhân mới hết được khò khè.
Với trẻ đang chỉ bị ho, sổ mũi do cảm thường, hiện chưa có bất kỳ khuyến cáo nào của các hiệp hội nhi khoa về khí dung nước muối nên tốt nhất không sử dụng.
Sử dụng khí dung có thể có tác dụng phụ tại chỗ như ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng miệng họng hoặc mặt, kích thích niêm mạc hầu họng trong nhiều trường hợp trẻ quá sợ hãi quấy khóc có thể làm bệnh nặng hơn. Để khắc phục, có thể cho bé khí dung lúc ngủ và vệ sinh miệng và mặt sau mỗi lần sử dụng.
Khí dung thuốc cần phải sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng cứ hễ có bệnh đường hô hấp là khí dung nước muối để loãng đờm, làm sạch đường hô hấp, hoặc tự mua thuốc sử dụng… Điều này tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe vì chưa được chứng minh có hiệu quả, mất công sức thực hiện, đôi khi làm trẻ khó chịu hơn, thậm chí gây bội nhiễm nấm, vi khuẩn vì thao tác và dụng cụ không đảm bảo.
Khá nhiều trẻ sau khi sử dụng khí dung vài ngày, trẻ ăn uống kém hơn vì sợ hay có rất nhiều mảng nấm ở miệng họng làm mất cảm giác ngon miệng. Hiện nay vẫn còn các bệnh nhân theo thói quen mua thuốc kháng sinh về khí dung, hiệu quả chưa rõ ràng nhưng làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc, trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ.
Một số mẹ lo lắng khi dùng nhiều khí dung có bị nhờn thuốc không? Thực tế là không, nếu trẻ dùng đúng loại, đúng liều mà bác sĩ chỉ định. Tuy vậy, vẫn có nhiều trẻ không đáp ứng hoặc nặng hơn, điều này phụ thuộc vào tình trạng kiểm soát hen của trẻ, tuân thủ thuốc dự phòng và các yếu tố khởi phát hen chứ không phải do khí dung nhiều lần.
Cha mẹ khi dùng khí dung phải làm đúng kỹ thuật, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần lắp máy đúng, tư thế để bầu chứa thuốc phải đứng hoặc nghiêng tối thiểu 45 độ, nhìn thấy dòng khí sương phun mạnh ra mới đạt chuẩn để sử dụng. Cần lựa chọn đúng cỡ mặt nạ khí dung để đảm bảo ôm vừa mũi miệng để đảm bảo không mất thuốc.
Có nhiều loại máy khí dung, phố biến nhất hiện nay là sử dụng máy nén và đẩy không khí có áp lực lớn qua bầu đựng thuốc là chất lỏng để tạo thành dạng "khí sương" có kích thước hạt cực nhỏ có thể đi sâu vào các phế quản nhỏ nhất. Do đó, để đạt hiệu quả điều trị cao cần lựa chọn máy tốt và bảo dưỡng, thay đầu lọc khí thường xuyên, tránh máy bị giảm áp lực dòng khí đẩy ra, hạt sương chứa thuốc sẽ lớn dễ đọng lại ở mũi họng không thể vào phế quản để thuốc có tác dụng.
Cha mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi pha thuốc, tránh nhiễm trùng vào bầu đựng thuốc, sau khi sử dụng cần vệ sinh sạch bầu đựng thuốc bằng nước và xà phòng nhẹ và để khô tự nhiên. Không nên rửa dây dẫn khí, vì khó làm khô. Sau khi rửa có thể lắp vào máy để dòng khí nén có thể làm khô một phần bầu pha thuốc. Không được dùng chung, nên thay bộ dây dẫn khí, bầu đựng thuốc và mặt nạ sau mỗi đợt bệnh.
Với trẻ em, chọn thời điểm khí dung thích hợp: tránh thời gian ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn, có nhiều hoạt động trong gia đình làm trẻ dễ mất tập trung hoặc dễ nôn nếu không hợp tác tốt.
Cần tạo một môi trường yên tĩnh, duy trì sự bình tĩnh không lo lắng, không gây sợ hãi cho trẻ dễ làm trẻ kích thích, quấy khóc giảm hiệu quả điều trị. Nếu trẻ quá sợ hãi, hãy sử dụng lúc trẻ ngủ.
28/07/2023 07:35
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.