Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị hen, lớn lên có hết bệnh không?
Nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ bị bệnh hen đã rất lo lắng không biết khi trưởng thành, trẻ có còn mắc bệnh hen nữa hay không? Cần làm gì để thay đổi tình trạng hen ở trẻ em?
Hen ở trẻ em khi lớn lên có hết bệnh không?
Phần lớn trẻ em mắc hen sẽ không còn triệu chứng khi trưởng thành. Theo diễn biến tự nhiên thì khoảng 2/3 số trẻ em bị hen sẽ không còn hen khi đến tuổi 20, còn 1/3 trẻ em hen vẫn còn triệu chứng.
Sự thay đổi này có thể do sự thay đổi hormon đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở, đáp ứng viêm và co thắt cơ trơn phế quản.
- Giới nữ
- Xuất hiện triệu chứng hen ở 3 năm đầu, đặc biệt ở nhũ nhi
- Xuất hiện trên 10 đợt hen cấp
- PEF thấp kéo dài
- Bố mẹ bị hen
- Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên
Những yếu tố nguy cơ làm cơn hen tồn tại dai dẳng
- Hen nặng
- Không còn hồi phục
- Xuất hiện sau tuổi 40
- Tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên.
Hen không được chẩn đoán đúng hoặc nhầm có nguy hiểm không?
Nếu người bệnh hen không được chẩn đoán đúng bệnh hen sẽ dẫn đến không được điều trị và bệnh không được kiểm soát làm cho bệnh nặng thêm và kéo dài, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.
Nếu hen bị chẩn đoán nhầm sẽ dẫn đến điều trị sai và dùng thuốc không đúng bệnh, gây hại cho người bệnh, lãng phí tiền của, thời gian của gia đình. Ngoài ra còn làm thay đổi thói quen cách sống cũng như những rối loạn về tâm lý.
Nếu trẻ mắc hen, gia đình cần cho trẻ được điều trị can thiệp sớm để thay đổi tình trạng hen ở trẻ em.
- Điều trị với ICS có thể ngăn ngừa được sự biến đổi đường thở, ngăn ngừa sự giảm chức năng phổi và kiểm soát được hen.
- Can thiệp sớm về môi trường sẽ rất hữu ích với trẻ em có nguy cơ mắc hen.
Các biện pháp làm giảm nguy cơ hen kéo dài từ nhỏ tới lớn gồm:
- Điều trị tốt bệnh hen
- Hít corticoid sớm để điều trị hen
- Thay đổi môi trường sống
- Giảm tiếp xúc dị nguyên ngay thời kỳ còn trong bào thai và 2 năm đầu đời.
14/02/2023 08:54
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.