Đăng nhập sổ của bạn
Từ vụ trẻ 3 tuổi bỏng điện bị nhiễm trùng, bác sĩ chỉ cách sơ cứu hiệu quả cho cha mẹ
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%).
Bỏng điện là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề: Giảm hoặc mất chức năng vận động (93,6%), tàn phế (51,6%). Trong cuộc sống hiện đại bỏng điện có xu hướng gia tăng. Bỏng điện chiếm tỷ lệ 2 - 3,5%, tuy nhiên có thời kỳ tỷ lệ này tăng cao tới 10% - 13,2% số bệnh nhân bỏng vào điều trị.
Bỏng điện thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện, vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân (do tiếp xúc với nguồn điện. Ở trẻ em hay gặp vết bỏng ở miệng, môi, lưỡi do ngậm vào cực điện.
Vết bỏng nặng hay nhẹ phụ thuộc vào điện trở càng cao, cường độ của luồng điện càng lớn và thời gian tác dụng càng lâu thì tổn thương tại chỗ càng sâu rộng. Giới hạn tổn thương không rõ ràng.
Tìm mọi cách để tách nguồn điện ra khỏi cơ thể bằng cách ngắt cầu dao, tháo cầu chì, dùng que gỗ khô, que nhựa (không dẫn điện) gạt dây (vật) dẫn điện ra khỏi người bị nạn. Đưa ra vùng an toàn.
Ngay sau đó phải kiểm tra chức năng sống. Nếu có ngừng tim, phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ. Liên hệ sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Nếu có điều kiện thì tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp.
Chỗ tổn thương bỏng có thể đắp gạc, băng để che phủ vết thương. Chỉ vận chuyển bệnh nhân đi cơ sở y tế cấp cứu và xử trí vết thương khi đã khôi phục tuần hoàn và hô hấp.
Điều trị sốc bỏng: Cần phòng chống suy thận cấp. Bổ sung đủ dịch thể, lợi niệu, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương, nước tiểu, cân bằng kiềm toan, creatinin máu.
Đối với bỏng sâu độ V, cần rạch hoại tử để chẩn đoán và giải phóng chèn ép do nề sâu. Nếu điều kiện toàn thân cho phép: Mổ cắt hoại tử càng sớm càng tốt. Những ngày tiếp theo có thể phải cắt lọc hoại tử nhiều lần khi có hoại tử thứ phát. Sau khi cắt sạch hoại tử, cần che phủ tổn thương bằng các vạt da có cuống hoặc ghép da.
Khi vùng bỏng sâu lộ bó mạch hoặc đi qua vùng có bó mạch, cần đề phòng chảy máu thứ phát bằng cách chủ động khâu vùi che phủ vùng mạch. Huấn luyện cấp cứu chảy máu, sẵn sàng các phương tiện như băng chèn, garo, cặp mạch.
Khi có chảy máu: Tiến hành garo sát phía trên tổn thương, sau đó tùy mạch máu có thể kẹp và buộc mạch hoặc mổ khâu thắt mạch, chú ý thắt xa tới vùng mô lành và khâu vùi để phòng chảy máu tại chỗ tiếp theo.
Nếu chi thể bị tổn thương quá nặng không thể giữ được hoặc hoại thư sinh hơi phát triển, cần chỉ định cắt cụt sớm chi thể. Phải hết sức tiết kiệm chiều dài chi thể khi cắt cụt. Không được khâu kín sau khi cắt.
Tập vận động sớm góp phần phục hồi chức năng.
Bỏng điện là tai nạn sinh hoạt và lao động, có thể dự phòng nếu tôn trọng các quy tắc sử dụng dụng cụ điện, nội quy an toàn ở các cột, trạm biến thế của đường dây cao thế. Một số ví dụ:
- Không cho trẻ em nghịch ổ cắm, phích cắm điện, để ổ cắm ngoài tầm tay với của các cháu. Không cho các cháu trèo lên cột điện cao thế, thả diều dưới đường dây điện cao thế. Không vi phạm hành lang an toàn lưới điện, không xây nhà dựng cột ăng-ten dưới đường dây điện cao thế.
- Cần tuyên truyền về hậu quả nặng nề của bỏng điện, cũng như cách sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
- Người dân cần thận trọng khi làm việc, khi di chuyển hoặc vui chơi tại các khu vực có điện lưới, đặc biệt trong những ngày trời mưa ẩm, những nơi có trạm điện, đường điện cao thế, cần trang bị đồ phòng hộ chuyên dụng khi sửa chữa điện lưới…
Lưu ý: Người cấp cứu tại chỗ phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn. Khẩn trương chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tuyệt đối không tự chữa ở nhà, vì điều này sẽ dẫn đến nhiều nguy hại.
25/09/2023 16:34
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.