Đăng nhập sổ của bạn
Viêm amidan quá phát ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe, hình dáng khuôn mặt, trí tuệ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Viêm amidan quá phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe, hình dáng khuôn mặt, trí tuệ và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tái phát nhiều lần, nếu không điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập, sức khỏe của trẻ.
Amidan quá phát cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tần suất viêm amidan, thường > 5 lần/năm.
Nguyên nhân viêm amidan quá phát thường do vi khuẩn, virus tấn công. Một số loại vi khuẩn – virus có khả năng gây bệnh như Adenoviruses, virus Parainfluenza, liên cầu khuẩn, virus Parainfluenzae…
Khi khí hậu thay đổi thất thường hoặc trong giai đoạn chuyển mùa sẽ khiến cơ thể không thích nghi kịp, điều này cũng dễ gây tổn thương cho amidan và dẫn tới viêm nhiễm. Cơ thể nhiễm lạnh hoặc do ảnh hưởng bệnh hô hấp khác như cúm, ho gà, sởi… sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm amidan nếu không được chăm sóc đúng cách.
Khi trẻ bị viêm amidan quá phát, amidan to ở 2 bên thành họng lấn vào trong, làm hẹp khoang họng, trụ trước đỏ khiến cho trẻ khó ăn, khó nuốt, cơ thể mệt mỏi, trẻ thở khó khăn nên sẽ gây ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, chậm phát triển thể chất…
Viêm amidan quá phát thường có biểu hiện về rối loạn giấc ngủ, ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ, hơi thở hôi… Ở giai đoạn cấp thì trẻ sẽ có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rất rõ ràng, kèm theo ho, sốt, bạch cầu tăng, CRP tăng, nổi hạch góc hàm…
Trường hợp trẻ mắc amidan quá phát độ III trở lên sẽ ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, gặp khó khăn khi nuốt, khi thở và bị rối loạn giấc ngủ. Amidan bị viêm > 5 lần/năm sẽ gây biến chứng như: Áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, thấp tim…
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định cho phù hợp. Đối với trẻ em, tuổi cắt amidan thích hợp nhất là từ 4 tuổi trở lên. Nếu cắt amidan khi trẻ còn quá nhỏ có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, trường hợp trẻ có biểu hiện ngưng thở lúc ngủ thì phải cắt amidan ở bất cứ tuổi nào, điều này sẽ tránh nguy cơ đột tử do thiếu oxy.
Sau phẫu thuật cắt amidan trẻ có thể ăn được ngay những thức ăn mềm như sữa, cháo, súp… Không nên cho trẻ ăn những thức ăn nóng, cứng, chua và cay như nước chanh, nước cam, bánh mì nướng, bim bim, khoai tây rán, bánh quy cứng… Trẻ có thể tắm rửa bình thường và nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, sau đó tăng dần các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, tránh để cho trẻ hoạt động mạnh trong 2 tuần đầu sau mổ. Thời gian này trẻ dễ bị cảm lạnh hay nhiễm trùng, vì thế cần cách ly trẻ với những người bị ốm trong gia đình và hạn chế khách đến thăm. Tránh đến nơi đông người để đề phòng lây nhiễm bệnh.
Viêm amidan quá phát thường gặp ở trẻ có thể trạng yếu, để phòng tránh bệnh viêm amidan ở kỳ quá phát thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, duy trì tối đa 2 lần/1 ngày, kèm theo dùng nước muối ấm súc miệng sẽ giúp cản trở sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.
Khi ra ngoài trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi về nhà hoặc tiếp xúc các vết bẩn.
Trẻ cần chú ý mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là ở vùng tai – mũi – họng cần phải được giữ ấm và che chắn một cách cẩn thận.
Vào mùa lạnh cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn uống các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin có sẵn trong rau, củ, quả. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, cay, nóng và các loại thức uống lạnh như nước đá và kem.
Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen uống nhiều nước lọc, để giúp giảm cảm giác khô rát ở vùng họng. Xây dựng chế độ rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
17/01/2024 15:42
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.