Đăng nhập sổ của bạn
Viêm da vùng tã ở trẻ: Xử trí đúng cách và chăm sóc hiệu quả
Do tiện lợi về vấn đề đi vệ sinh ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, nhiều gia đình cho bé mặc bỉm 24/24 giờ, điều này rất nguy hiểm với làn da non nớt của bé, có thể khiến cho bé bị viêm loét da, hăm tã, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức.
Viêm da vùng tã lót ở trẻ nhỏ thường xảy ra trên bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với tã. Những vị trí này bao gồm mông, bụng dưới, cơ quan sinh dục và đùi trên…
Theo nghiên cứu, viêm da vùng tã lót là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên bất kì ai sử dụng tã lót đều có nguy cơ bị hăm tã. Khoảng ½ trẻ sơ sinh sẽ bị hăm tã trong 1 - 2 năm đầu đời và phổ biến nhất trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi.
Viêm da vùng tã lót thường có nguyên nhân do tình trạng ẩm ướt và cọ xát. Nước tiểu và phân sẽ làm tăng tình trạng kích ứng. Khi da vùng mặc tã bị kích ứng thì vi khuẩn và vi nấm sẽ xâm nhập, da sẽ bị viêm đỏ nhiều hơn.
Trong một vài trường hợp, vùng da đó đang kèm theo một bệnh lý da khác (ví dụ như bệnh vảy nến vùng nếp kẽ), bệnh nền sẵn đó có thể sẽ nặng nề hơn hoặc bị khởi phát do tình trạng viêm da.
Viêm da tiếp xúc kích ứng với chất liệu của bỉm. Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho trẻ hoặc với các hóa chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
Ngoài ra, nhiễm trùng hay nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ. Một số nấm men như Candida hay vi khuẩn ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị nhiễm bởi nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu. Một yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm da vùng tã lót là do da quá nhạy cảm.
Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của trẻ. Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da. Quần lót bằng nhựa có thể giữ cho quần áo trẻ sạch và khô nhưng nó lại không thông thoáng và làm da của trẻ giữ ẩm, dẫn đến hăm tã.
Khi thấy trẻ khi viêm da vùng tã lót, cha mẹ cần vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ. Sử dụng loại tã thấm hút và không được mặc tã khi đang bị viêm da vùng tã.
Tình trạng ẩm ướt khiến da rất dễ bị bội nhiễm. Trong các trường hợp này, để điều trị hăm tã có thể phải dùng thêm các loại thuốc bôi điều trị nấm như Candida, vi khuẩn như tụ cầu hoặc liên cầu. Nếu bác sĩ kê đơn để điều trị nên thoa trực tiếp lên da sau khi đã làm sạch nhẹ nhàng.
Chỉ sử dụng thuốc bôi thường xuyên khi bác sĩ yêu cầu. Không nên tùy tiện sử dụng thuốc bôi hoặc thay đổi tăng số lần bôi thuốc lên vùng da tổn thương ở trẻ.
Nhiều người có thói quen dùng khăn để lau vùng kín khi trẻ đi vệ sinh. Tốt nhất không nên dùng loại khăn lau đóng gói sẵn khi trẻ đang bị hăm tã. Thay vào đó, nên dùng khăn trắng, mềm thấm nước ấm để làm sạch một cách nhẹ nhàng.
Nếu chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ có thể tự lành. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu có những dấu hiệu không cải thiện dù đã thực hiện đúng theo chỉ dẫn:
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên lâm sàng, có thể dựa theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Nếu ở giai đoạn nhẹ cần tăng tần suất thay tã. Sử dụng các loại tã siêu thấm, dùng kem bảo vệ da theo chỉ định của các bác sĩ, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày hoặc 2 lần/ngày. Nếu tình trạng nặng hơn thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kem, dùng thuốc chống nấm tại chỗ, dùng thuốc mỡ tại chỗ.
Trường hợp nặng hơn viêm da vùng tã lót các bác sĩ cân nhắc chỉ định phối hợp thuốc giữa Corticosteroid và thuốc kháng nấm. Sử dụng thuốc kháng khuẩn với trường hợp nặng và trong trường hợp phức tạp do bội nhiễm Candida.
Để tránh bị viêm da vùng tã lót không mong muốn xảy ra, cần chăm sóc da trẻ đúng cách. Cụ thể cần lựa chọn tã đạt chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Không sử dụng các loại tã không rõ nguồn gốc, xuất xứ và đóng gói thủ công, thiếu nhãn mác.
Hạn chế tối đa mặc tã và hãy luyện tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ vào thời gian cố định để tạo nên phản xạ có điều kiện. Với trẻ nhỏ vẫn dùng mặc tã thường xuyên, mỗi lần thay tã, bố mẹ nên để cho cơ thể trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài một lúc trước khi mặc tã mới.
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ chỉ nên mặc tã cho trẻ cố định vào một khoảng thời gian trong ngày, nếu có thể chỉ mặc vào buổi tối.
Thay tã lót thường xuyên mỗi 1 - 3 giờ, nên chọn tã lót tốt và thay ngay mỗi khi trẻ đái ướt. Tã lót phải sạch, mềm, hút ẩm hiệu quả, không gây kích thích và phải được thay thường xuyên để tránh nước tiểu thấm ngược lại vào da. Tránh cọ xát hoặc chà xát trong khi thay tã lót và rửa nhẹ nhàng vùng da tã lót.
Người chăm trẻ cần lưu ý không mặc tã cho trẻ quá chặt. Nếu sai kích cỡ cân nặng của trẻ sẽ khiến da dễ bị tổn thương. Đặc biệt, mồ hôi ướt ướt dính lên da sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Có thể bôi kem chống hăm hiệu quả cho trẻ ở phần nếp gấp để bảo vệ da, ngăn ngừa nước tiểu ngấm vào da.
30/09/2022 10:17
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.