Đăng nhập sổ của bạn
Dấu hiệu và cách chữa trị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là biểu hiện của dị ứng ở da, có yếu tố di truyền và đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
Biểu hiện của bệnh
Các biểu hiện của viêm da dị ứng bao gồm ngứa, đôi khi rất nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh. Khô da là một biểu hiện thường xuyên, ngay cả ở thời kỳ thuyên giảm của bệnh.
Ở trẻ nhỏ, các tổn thương thường khu trú ở các nếp gấp (cổ, khuỷu tay, gối, nếp gấp dưới mông, dưới tai, hoặc những vùng như mi mắt, quanh miệng, bàn tay…). Ở thiếu niên và người lớn tổn thương thường phân tán hơn, khô, chủ yếu ở mặt, bàn tay, mi mắt, cổ.
Chữa trị như thế nào?
Trong những đợt kịch phát của bệnh, ngứa rất nhiều ở những vết thương tổn, nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gãi, trà xát… gây sang thương thêm và có thể bị bội nhiễm. Do đó cần phải điều trị bằng các thuốc dưới đây.
Trong những đợt kịch phát của bệnh, ngứa rất nhiều ở những vết thương tổn, nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gãi, trà xát… gây sang thương thêm và có thể bị bội nhiễm.
Giữ ẩm cho da: Trước hết, cần sử dụng thuốc giữ ẩm, tránh cho da bị khô, nẻ. Nên lựa chọn thuốc làm dịu, loại kem trung tính, không có chất thơm hoặc chất bảo quản. Loại kem này phải chứa các chất có khả năng giữ nước ở vùng lớp sừng.
Tuy nhiên, các loại kem giữ ẩm da có chứa dầu hạnh nhân, dầu lạc, vừng, hạt dẻ có thể gây dị ứng da, do vậy bệnh nhân viêm da dị ứng không nên dùng các loại kem này. Các thuốc làm dịu da thường được bôi 1-2 lần mỗi ngày, tùy theo tình trạng khô da.
Thuốc được bôi trên các vùng da khô. Chú ý cần tránh bôi chất làm dịu ở những thời kỳ kịch phát của bệnh, do nguy cơ tăng ngứa thậm trí bỏng da.
Corticoid bôi da: Đây là một trong những loại thuốc chủ chốt để chống viêm da khi bệnh nhân đang ở đợt kịch phát. Các corticoid tại chỗ tác dụng chống viêm do làm co mạch, ức chế các chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch. Chúng cũng có tác dụng chống tăng sinh làm hạn chế sự tổng hợp collagen.
Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng tối đa 7-10 ngày (hoặc thời gian theo chỉ định của bác sĩ). Không được dùng kem này kéo dài vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ như teo da tại chỗ bôi thuốc. Corticoid được chia thành các nhóm: Rất mạnh, mạnh, vừa và yếu.
Ở người lớn tuổi dùng một corticoid nhóm mạnh cho những thương tổn ở toàn thân. Nhóm vừa được chỉ định cho các thương tổn ở mặt và/hoặc những thương tổn diện rộng. Các nhóm mạnh và vừa cũng có thể dùng cho trẻ em, nhưng cần cẩn trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nhóm rất mạnh chỉ được dùng trong thời gian ngắn, trên các mảng thương tổn nhỏ và nhạy cảm với corticoid, để cho tác dụng tức thời và nhanh. Các chế phẩm này chống chỉ định dùng cho trẻ còn bú và trẻ nhỏ.
Thuốc thường bôi ngày một lần cho tới khi đỡ. Nên bôi thuốc vào buổi tối để giữ thuốc tại chỗ được lâu hơn. Nói chung, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, để tránh hoặc hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc không đúng cách như: Teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm.
Tác dụng phụ toàn thân (chủ yếu là với trẻ em) có thể dẫn đến hội chứng dạng Cushing dẫn đến chậm lớn, thậm chí suy thượng thận trong trường hợp ngừng đột ngột sau khi dùng lượng lớn loại corticoid mạnh.
Tacrolimus: Được lựa chọn cho trẻ em hoặc người lớn trong những dạng viêm da dị ứng nặng và khi dùng corticoid đúng cách mà bệnh không giảm. Thuốc có thể bôi lên các tổn thương trên cơ thể và ở mặt (kể cả ở mi mắt). Không được bôi lên các niêm mạc, trên da nhiễm khuẩn, hoặc dưới băng kín.
Các tác dụng phụ chủ yếu là bỏng hoặc ngứa nhất là ở những ngày điều trị đầu tiên và gặp nhiều ở người lớn hơn ở trẻ em. Khi da có dấu hiệu bội nhiễm phải ngừng thuốc ngay. Cần điều trị nhiễm khuẩn da trước rồi mới bôi tacrolimus. Giữa việc bôi thuốc làm dịu và thuốc này phải cách nhau 2 giờ.
Hạn chế ra ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị. Do thuốc có thể làm mất tác dụng của vắc xin nên trong quá trình điều trị mà cần tiêm chủng thì phải cách 14 ngày (trường hợp các vắc xin sống giảm hoạt lực thì khoảng cách này phải là 28 ngày). Không được tự ý dùng thuốc lại trong trường hợp bệnh tái phát.
Việc kê đơn và nhắc lại đối với thuốc chỉ dành cho các thầy thuốc chuyên khoa. Trong quá trình điều trị cần có sự theo dõi đặc biệt .
Thuốc dùng đường toàn thân: Ngoài các thuốc bôi ngoài da, một số trường hợp viêm da dị ứng nặng cần phải sử dụng thuốc toàn thân. Trong đó, ciclosporin được dùng để điều trị đối với viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi các cách điều trị khác đã thất bại. Ciclosporin dùng trong điều trị ngắn hạn và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Mặc dù hiện tượng ngứa của viêm da dị ứng không phải chỉ đơn thuần do histamin, nhưng các thuốc kháng histamin có thể giúp bệnh nhân giảm gãi do ngứa. Không nên dùng các kháng histamin nhóm phenothiazin nếu bệnh nhân phải ra nắng nhiều do nguy cơ nhạy cảm ánh sáng.
Khi bị bội nhiễm, có thể dùng các thuốc sát khuẩn khi tắm. Sau đó phải tráng kỹ bằng nước sạch. Bôi kháng sinh tại chỗ trong trường hợp nhiễm khuẩn khu trú nông. Khi có bội nhiễm nặng, cần uống thuốc kháng sinh.
17/05/2022 15:24
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.