Đăng nhập sổ của bạn
Những lưu ý khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu không có các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng.
Hỏi: Bé nhà tôi 2 tuổi, đi nhà trẻ, bị sốt nhẹ và xuất hiện các bóng nước ở tay chân. Tôi cho bé ra trạm y tế khám thì được chẩn đoán là bị tay chân miệng và cho về nhà để theo dõi thêm. Vì bé có sốt và đau nên bỏ ăn khiến gia đình rất lo lắng. Xin hỏi tôi có thể cho bé uống thuốc gì và có nên đưa trẻ lên tuyến trên để chữa bệnh hay không?
Mai Thị Hảo (Nam Định)
BS Âu Hòa Bình trả lời: Con của bạn đã được xác định là bệnh tay chân miệng (TCM) thì chúng tôi xin được giải thích thêm cho bạn về bệnh này, để từ đó bạn có thể yên tâm theo dõi cho bé. Triệu chứng của TCM thường bắt đầu với cơn sốt, thường dưới 39oC, với các nốt như bạn đã miêu tả. Các nốt có thể vỡ ra gây loét và đau khiến cho bé khó chịu, quấy khóc và biếng ăn.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh. Bệnh TCM sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nếu không có các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng. Đó là lý do mà trạm y tế đã khuyên bạn nên theo dõi con tại nhà, nhưng bạn nên đưa con đi khám lại ngay nếu bé có các biểu hiện nặng nề hơn như sốt cao hơn, quấy khóc, bỏ ăn… chứ không nên tự ý đi mua thuốc về bôi hoặc uống.
Các triệu chứng sốt, đau có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt acetaminophen hoặc như ibuprofen (thuốc này cần tư vấn của bác sĩ trước khi dùng cho trẻ). Nếu trẻ bị ngứa, có thể dùng thuốc kháng histamine dạng uống hoặc kem bôi (bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ tại nhà thuốc). Kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng điều trị trong bệnh TCM (trừ khi có bội nhiễm ở các vết loét) và do bác sĩ chỉ định nên bạn không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh.
Khi xuất hiện vết loét, trẻ sẽ đau nên khó khăn trong ăn uống. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, hoặc sữa chua để làm dịu các cơn đau. Bổ sung nước hoặc nước hoa quả cho trẻ để tránh tình trạng mất nước. Tránh các loại nước ép cam quýt, chanh và thức ăn cay, mặn.
Nếu bé có một trong các triệu chứng sau thì đưa ngay trẻ đến bệnh viện: giật mình (khi ngủ); sốt cao liên tục trên 39 độ C; rùng mình khi thức; co giật; có dấu hiệu mất nước (tiểu ít, khô miệng…); trẻ lừ đừ, mệt mỏi, bứt rứt khó chịu…
09/05/2022 15:35
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.