Đăng nhập sổ của bạn
Trẻ bị tiêu chảy cấp và các thuốc được khuyên dùng
Mùa hè là lúc trẻ dễ bị tiêu chảy cấp. Tùy tiêu chảy do virus hay vi khuẩn mà việc điều trị lại khác nhau.
Triệu chứng lâm sàng nào gợi ý tiêu chảy do vi khuẩn hay siêu vi?
Nếu trẻ có sốt cao trên 40 độ, đau bụng, phân có máu, có biểu hiện thần kinh thì gợi ý tác nhân vi khuẩn.
Nếu trẻ có nôn nhiều, có biểu hiện viêm hô hấp kèm theo thì gợi ý siêu vi.
Có cần xét nghiệm không?
Xét nghiệm để xác định tác nhân gây tiêu chảy cấp do siêu vi hay vi khuẩn phụ thuộc vào tình trạng của bé.
- Nếu tổng trạng sức khỏe của bé ổn, không có biểu hiện gợi ý tiêu chảy cấp do vi khuẩn, các xét nghiệm không được khuyến cáo thường quy.
- Các xét nghiệm vi sinh nên được thực hiện để xác định tác nhân gây bệnh trên một số trẻ có bệnh lý nền mạn tính, tổng trạng xấu hoặc triệu chứng tiêu chảy kéo dài.
Các điều trị tiêu chảy cấp
- Bổ sung kẽm:
Với các nước nghèo và đang phát triển, việc bổ sung kẽm trong tiêu chảy cấp thì có lợi cho phần đông dân số. Ở các nước phát triển - nơi mà tỉ lệ thiếu kẽm hiếm thì bổ sung kẽm cũng không thêm lợi ích gì. Bổ sung kẽm có thể gia tăng tần suất nôn mửa và những khó chịu ở dạ dày.
- Sữa không lactose:
Rất nhiều trẻ bị tiêu chảy cấp được khuyên dùng sữa không lactose. Tuy nhiên sữa này không khuyến cáo thường quy cho trẻ bị tiêu chảy cấp điều trị ngoại trú. Một số trẻ sẽ không thích uống sữa này và sẽ không uống sữa, như vậy sẽ làm tình trạng thiếu dinh dưỡng trong khi tiêu chảy tăng lên.
Một số gia đình cũng thường xui nhau pha loãng sữa. Nhưng trong các nghiên cứu không đủ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo ủng hộ hay chống lại việc pha loãng sữa trong điều trị tiêu chảy cấp. Vì thế, tùy từng trường hơp cụ thể mà cha mẹ có thể pha loãng hoặc vẫn pha sữa theo đúng tiêu chuẩn cho bé uống.
- Thuốc chống nôn:
Một liều đơn thuốc odansetron đường tiêm hay uống có lợi cho chứng nôn, làm giảm nguy cơ mất nước, tăng khả năng dung nạp nước đường uống.
Không có bằng chứng ủng hộ việc sử dụng các thuốc chống nôn khác như: domperidone (motilium), metochlopramide (primperan)… trong điều trị nôn ở trẻ bị tiêu chảy.
- Các thuốc hấp phụ:
+ Thuốc diosmectite có thể cân nhắc trong điều trị AGE (viêm dạ dày ruột cấp gây tiêu chảy). Các thuốc hấp phụ khác như kaolin-pectin, attapulgite không được khuyến cáo.
+ Thuốc bismuth subsalicylate: Không khuyến cáo trong điều trị tiêu chảy trẻ em.
+ Thuốc racedotril: Có thể cân nhắc trong điều tị tiêu chảy cấp trẻ em.
+ Oresol: Các oresol thông thường hoặc oresol cải tiến bổ sung hương vị nhằm mục đích giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn đều có hiệu quả như nhau. Bổ sung theo hướng dẫn pha chuẩn.
+ Saccharomyces bouladii và lactobacillus rhamnosus GG: Đây là 2 loại probiotic men vi sinh được rất nhiều phụ huynh ưa sử dụng, nhưng chúng không chứng minh được hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp trẻ em.
- Thuốc chống sốc
Nếu trẻ bị tiêu chảy có sốc thì tại bệnh viện có thể dùng 20ml/kg dung dịch NS hoặc lactate ringer bolus tĩnh mạch. Lặp lại liều 2-3 sau 10-15 phút nếu huyết áp không cải thiện.
Nên tìm thêm tình trạng bệnh lý khác gây sốc nếu sau liều đầu bolus dịch không hết sốc.
- Khi trẻ mất nước nặng:
Trẻ bị mất nước nặng cần truyền dịch có thể dùng dung dịch NS 20ml/kg truyền trong 2-4 giờ (tại cơ sở y tế).
Truyền dịch duy trì có thể dùng dung dịch của dextrose.
- Điện giải:
Không sử dụng dịch có nồng độ Na+ < 0.45% để dự phòng hạ natri máu trong 24 giờ đầu.
Sau khi trẻ đã đi tiểu được, điện giải đồ được biết có thể thêm 20 meq K+/ l dịch.
29/04/2022 15:19
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.