Đăng nhập sổ của bạn
Tiêu chảy ở trẻ, nhận diện và điều trị
Gần như trẻ nào cũng đã từng bị tiêu chảy, làm sao để rút ngắn thời gian điều trị, giúp trẻ phục hồi sớm và giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy vẫn là những câu hỏi luôn được đặt ra.
Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy kéo dài dưới một tuần được gọi là tiêu chảy cấp, kéo dài từ 7 đến 14 ngày được gọi là tiêu chảy kéo dài, hơn 14 ngày được gọi là tiêu chảy dai dẳng. Tiêu chảy mạn tính kéo dài trên 4 tuần
Với trẻ trên 2 tuổi, tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu phân tóe nước hoặc phân lỏng ≥ 3 lần một ngày. Với trẻ dưới 2 tuổi, tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu phân tóe nước hoặc số lần đi ≥2 lần bình thường.
Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn nên phân có thể có màu vàng, xanh, nâu… Khi tiêu chảy, phân có thể có màu tương tự hoặc khác biệt so với bình thường nhưng nếu phân có màu đỏ hoặc đen, có nhầy thì có thể sẽ nguy hiểm hơn.
Tiêu chảy thường gây ra mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, có thể gây suy kiệt, để lại di chứng, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Nguyên nhân hàng đầu là virus, hay gặp là rotavirus và norovirus gây bệnh chủ yếu vào mùa lạnh. Trẻ thường nôn nhiều, nôn sớm trong những ngày đầu, có thể kèm theo sốt nhẹ. Khi trẻ đi ngoài thì sẽ đỡ nôn.
Có thể gặp vi khuẩn gây tình trạng phân có nhầy, máu, hay gây bệnh vào mùa nóng.
Ký sinh trùng và nấm ít gặp hơn.
Mọc răng không phải là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Tiêu chảy cấp lây như thế nào?
Trẻ bị bệnh đào thải virus qua chất nôn, phân và từ đó nhiễm cho người khác nếu đồ ăn, nước uống bị nhiễm những chất này.
Rửa tay không sạch là cách lây lan nhanh nhất và dễ nhất. Trẻ bị bệnh có thể lây nhiễm ngay cả khi bản thân chưa có triệu chứng hoặc sau khi hết triệu chứng hàng tuần hay hàng tháng tùy tác nhân gây bệnh. Việc rửa tay và quản lý chất nôn, phân của trẻ bị bệnh sẽ hạn chế bệnh lây lan.
Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?
Phần lớn trẻ sẽ hồi phục tốt với những biện pháp điều trị cơ bản bao gồm: Bù nước, điện giải với oresol, dinh dưỡng đầy đủ và một sốt thuốc: Men vi sinh, kẽm, thuốc làm đặc phân, kháng sinh nếu cần…
Bù nước điện giải nên dùng loại oresol pha với 200ml nước hoặc hydrite cũng pha với 200ml nước. Vẫn có loại pha với 1000ml. Không nên dùng loại oresol cũ hoặc các chất bù nước điện giải trong thể thao. Các chế phẩm pha sẵn nên hạn chế dùng vì không đạt nồng độ khuyến cáo trong khi oresol và hydrite rất phổ biến. Có hydrite pha sẵn dạng chai 200ml
Các thuốc như men vi sinh, kẽm làm giảm thời gian tiêu chảy, tăng tốc độ hồi phục niêm mạc ruột. Kháng sinh chỉ dùng khi có chỉ định, không lạm dụng để tránh gia tăng đề kháng kháng sinh.
Hầu hết các phụ huynh nuôi con nhỏ ít nhiều đều biết đến oresol và men vi sinh thường được sử dụng trong tiêu chảy cấp cho trẻ. Nhưng ít ai biết đến vai trò của kẽm, đặc biệt là đối với trẻ thiếu cân, chế độ ăn kém… Kẽm là một trong những giải pháp hiệu quả, rẻ tiền, dễ sử dụng và dễ áp dụng cho cả cộng đồng.
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng kẽm ở trẻ bị tiêu chảy có tác dụng làm giảm thời gian bị bệnh, tăng tốc độ hồi phục của đường ruột và còn làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy trong 3 tháng tiếp theo.
Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có tác dụng với cả những bệnh nhân tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nhiễm khuẩn chứ không chỉ với tiêu chảy do virus. phân nhầy máu chứ không chỉ với mỗi tiêu chảy cấp. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo nên sử dụng kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cấp thời gian kéo dài 10 - 14 ngày với mục đích trên.
Tuy nhiên, trên thực tế điều trị, nhiều bệnh nhi tiêu chảy kéo dài không được bổ sung kẽm. Có thể do từ phía bác sĩ đã “quên” không tư vấn và cả phía phụ huynh cũng không biết được vai trò của kẽm trong tiêu chảy cấp.
Truyền dịch sẽ được thực hiện cho trẻ mất nước mức độ nặng, trẻ không thể uống được, trẻ nôn nhiều. Việc này không phải là thường quy và phải được thực hiện tại cơ sở y tế.
Về chế độ ăn, vẫn có thể duy trì bình thường hoặc lỏng hơn. Hạn chế đồ ăn cay, nhiều mỡ vì dễ kích thích, khó hấp thu và có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Cần theo dõi trẻ thế nào?
Trẻ cần được theo dõi dấu hiệu mất nước: Môi khô, khóc không có nước mắt, mắt trũng, tiểu ít, tình trạng dinh dưỡng, khả năng uống nước... Việc này cần được hướng dẫn bởi bác sĩ, không khuyến cáo bố mẹ trẻ tự theo dõi khi chưa có kinh nghiệm và chưa được hướng dẫn đầy đủ.
Ngoài các biểu hiện trên, nếu trẻ có sốt cao, nôn, đi tiêu phân lỏng nhiều, đi nhiều lần/ngày, không thể ăn hoặc uống, lờ đờ, mệt mỏi… nên được đưa đi khám ngay.
Nếu gia đình trẻ chưa có đầy đủ kinh nghiệm chăm sóc và theo dõi trẻ bị tiêu chảy cấp cũng nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn, hướng dẫn đầy đủ trước khi có các biểu hiện nêu trên.
Phòng tránh bệnh ra sao?
Việc rửa sạch tay và quản lý phân tốt sẽ làm giảm lây nhiễm. Người chăm sóc trẻ cần rửa tay trước, sau khi chuẩn bị đồ ăn; trước, sau khi cho trẻ ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc với các nguồn lây; sau khi thay tã; sau khi chạm vào chất nôn, phân của trẻ…
Do tác nhân gây ỉa chảy cấp có thể theo phân vào nước khi đi bơi và làm lây lan bệnh rất nhanh chóng, nên đối với trẻ lớntránh đi bơi trong khi và sau khi bị bệnh ỉa chảy cấp ít nhất một tuần.
BS Đào Trường Giang (Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn)
06/04/2022 17:27
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.