Đăng nhập sổ của bạn
Xử lý trẻ sốt sau tiêm vaccine
Sốt sau tiêm vaccine là phản ứng thường gặp sau khi tiêm chủng, nhất là ở trẻ em. Cha mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bé.
Sau khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vaccine giống như cách mà virus thực sự xâm nhập vào cơ thể gây ra. Hệ thống miễn dịch sẽ công nhận virus trong vaccine và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh trong vaccine, giống như đối với mầm bệnh thực sự.
Từ đó, hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt nó. Theo cách đó, nếu cơ thể từng tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh trong tương lai, hệ thống miễn dịch sẽ có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi nó có cơ hội khiến cơ thể bị bệnh.
Những triệu chứng cho thấy cơ thể đang tạo ra các kháng thể mới (thông thường, những phản ứng này sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày) như:
– Sốt nhẹ <38.5 độ C
– Đau hoặc đỏ tại chỗ tiêm
– Sưng nhẹ ở chỗ tiêm
– Khó ngủ, ăn kém
Vì thế, sau khi đưa bé đi tiêm về, bố mẹ không nên quá lo lắng nếu con bị sốt. Điều quan trọng nhất là phải theo dõi và kiểm soát tình trạng sốt của bé, để tránh những biến chứng do sốt cao (nếu có).
Cách xử trí khi trẻ sốt sau tiêm vaccine
Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, dễ thoát nhiệt.
Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn hoặc uống nhiều nước.
Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày và dễ tiêu.
Cách chườm ấm để hạ sốt cho trẻ:
Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm, mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho khuỷu tay xuống chậu nước nếu thấy giống nước tắm là được.
Sau đó vắt khăn cho ráo nước, 2 khăn đặt ở hai hõm nách, 2 khăn ở bẹn còn 1 khăn lau xung quanh người. Cứ 2-3 phút lại thay khăn 1 lần. Theo dõi nhiệt độ nước, khi nào nước không còn ấm thì cho thêm nước nóng. Cách 15 phút kiểm tra lại nhiệt độ, ngừng lau khi nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38 độ. Sau đó lau khô người mặc lại quần áo mỏng cho bé.
Không dùng nước lạnh, tắm nước đá hay lau mát cho trẻ bằng rượu…
Uống thuốc hạ sốt với liều lượng là 10mg đến tối đa là 15mg/kg cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. Ví dụ như bé 10kg liều dùng từ 100-150mg.
Nếu trẻ sốt 38.5 độ, kéo dài, không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt hoặc vết tiêm bị sưng đau bất thường thì nên báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
05/04/2022 20:52
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.