Đăng nhập sổ của bạn
Tiêm phòng đúng lịch, vaccine sẽ cho hiệu quả tối ưu
Nhiều cha mẹ cho con đi tiêm chủng thường có tâm lý lo lắng nếu tiêm phòng không đúng lịch hẹn liệu có có làm mất tác dụng của vaccine?
Một số loại vaccine có nhiều hơn 2 liều tiêm cơ bản. Tuy nhiên, khi đến thời điểm tiêm mũi bổ sung hoặc nhắc lại, có những trường hợp trẻ em bị mắc các bệnh cấp tính, bị sốt, viêm không đảm bảo điều kiện tiêm chủng khi khám sàng lọc trước tiêm, hoặc vì nguyên nhân nào khác như đi du lịch hoặc về quê nên không thể thực hiện tiêm phòng theo đúng lịch hẹn.
Thông thường khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều vaccine cùng loại là 4 tuần, không có khoảng cách tối đa. Do đó nếu không tiêm phòng đúng theo lịch hẹn thì vẫn nên tiếp tục tiêm càng sớm càng tốt ngay sau thời gian ghi trong lịch hẹn hoặc khi sức khỏe hồi phục.
Việc tiêm như vậy vẫn sẽ có hiệu quả bảo vệ sau khi được tiêm phòng và sẽ không mất tác dụng của liều tiêm trước, tuy nhiên nếu tiêm đúng phác đồ (lịch hẹn) sẽ có hiệu quả bảo vệ tối ưu.
Cách tính tuổi trong tiêm chủng bố mẹ nên biết
Trong lịch tiêm phòng các loại vaccine trong chương trình chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ có ghi các thời điểm tiêm là trẻ sơ sinh, tháng tuổi hoặc năm tuổi vậy cách tính tuổi trong tiêm chủng nên hiểu như thế nào?
Tháng được quy định là tròn tháng
– Trẻ sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ được 29 ngày tuổi.
– Trẻ một tháng tuổi được tính từ khi trẻ tròn 1 tháng cho đến khi trẻ được 1 tháng 29 ngày tuổi.
Tuổi được quy định tròn năm tuổi
– Trẻ dưới một tuổi được quy định từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày tuổi.
– Trẻ một tuổi được tính từ 12 tháng đến 23 tháng 29 ngày tuổi.
– Trẻ dưới 5 tuổi được tính từ sơ sinh đến 59 tháng 29 ngày tuổi.
– Trẻ từ 5 – 9 tuổi được tính từ khi trẻ 60 tháng đến 9 năm 11 tháng 30 ngày (trước sinh nhật lần thứ 10)
– Trẻ từ 10 – 19 tuổi: Được tính từ khi trẻ 10 tuổi đến 19 năm 11 tháng 30 ngày.
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
05/04/2022 20:44
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.