Đăng nhập sổ của bạn
Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Mặc dù tiêm phòng cúm là một lá chắn mạnh mẽ chống lại bệnh cúm nhưng việc gặp phải các phản ứng tạm thời khi cơ thể tăng cường khả năng phòng vệ là điều bình thường. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng việc hiểu rõ những gì sẽ xảy ra có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn sau tiêm chủng.
Virus trong vaccine phòng cúm bị bất hoạt, do đó bạn không thể bị cúm khi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nhỏ có thể xảy ra như:
Ở trẻ em, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:
Ở người lớn, tác dụng phụ của vaccine xịt mũi có thể bao gồm:
Những phản ứng này là phản ứng tự nhiên của cơ thể với vaccine và là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang tích cực xây dựng khả năng bảo vệ chống lại bệnh cúm. Những tác dụng phụ tạm thời này thường xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi tiêm phòng cúm. Chúng thường giảm dần trong vòng một hoặc hai ngày và cơ thể sẽ trở lại bình thường.
Lưu ý, hiệu quả của vaccine cúm có thể khác nhau. Khả năng bảo vệ do vaccine cúm mang lại thay đổi theo từng mùa và phụ thuộc một phần vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người tiêm vaccine cũng như sự tương đồng hoặc "phù hợp" giữa virus trong vaccine và virus đang lưu hành.
Cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau, vì vậy thời điểm chính xác xuất hiện các triệu chứng sau khi tiêm phòng cúm cũng như cường độ của những phản ứng này có thể khác nhau đôi chút ở mỗi người.
Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sau khi tiêm phòng cúm là những bước quan trọng để hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể tập trung năng lượng vào việc xây dựng khả năng miễn dịch, trong khi quá trình hydrat hóa đảm bảo hoạt động bình thường của các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Đặt mục tiêu ngủ 7-8 giờ mỗi đêm và uống nhiều nước trong ngày (1,5-2 lít/ngày).
Sau khi tiêm phòng cúm, bạn nên tránh các hoạt động gắng sức trong 24-48 giờ đầu sau khi tiêm chủng. Tập thể dục cường độ cao có thể tạm thời gây căng thẳng cho cơ thể,làm trầm trọng thêm tình trạng đau nhức ở cánh tay hoặc các tác dụng phụ nhẹ khác.
Tập thể dục gắng sức sẽ kích hoạt giải phóng các phân tử gây viêm trong cơ thể, chúng có thể tạm thời cạnh tranh với phản ứng miễn dịch do vaccine khởi xướng. Điều này có thể dẫn đến tăng sự khó chịu hoặc trì hoãn sự phát triển khả năng miễn dịch đầy đủ.
Điều quan trọng cần nhớ là mọi người phản ứng khác nhau và một số cá nhân có thể ổn khi tiếp tục thói quen tập thể dục thường xuyên. Do đó, lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga nhẹ trong một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi tiêm chủng, có thể là một chiến lược hữu ích để giảm thiểu sự khó chịu và hỗ trợ phản ứng miễn dịch của bạn.
Việc dùng các loại thuốc thông thường mà bạn đã được kê đơn để điều trị các tình trạng sức khỏe đã có từ trước là hoàn toàn an toàn sau khi tiêm phòng cúm. Bạn nên tránh bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào mà không hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc các bệnh mạn tính hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Một số loại thuốc có thể tương tác với vaccine, có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine hoặc gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, một số chất bổ sung có thể chứa các thành phần có thể cản trở phản ứng miễn dịch.
Bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào sau khi tiêm phòng cúm, bạn có thể đảm bảo sự an toàn của mình và tối ưu hóa khả năng xây dựng khả năng miễn dịch chống lại bệnh cúm của cơ thể.
Mặc dù không có hạn chế nghiêm ngặt về chế độ ăn uống sau khi tiêm phòng cúm, nhưng bạn nên tránh những đồ ăn vặt như khoai tây chiên hoặc bánh quy… Tập trung vào các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn không bị dị ứng với trứng, việc tiếp tục ăn chúng sau khi tiêm phòng cúm là hoàn toàn an toàn.
Mặc dù uống một lượng rượu vừa phải sau khi tiêm phòng cúm không có khả năng gây ra tác hại đáng kể, nhưng trong một số nghiên cứu, việc uống quá nhiều rượu có liên quan đến việc làm suy yếu chức năng miễn dịch. Uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, có khả năng làm giảm khả năng phản ứng với vaccine và xây dựng khả năng miễn dịch hiệu quả của chúng.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là mỗi người chuyển hóa rượu một cách khác nhau và tác động chính xác lên phản ứng miễn dịch của mỗi cá nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên, thực hành điều độ và hạn chế uống rượu trong khoảng thời gian tiêm phòng cúm có thể là một cách tiếp cận thận trọng để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu.
29/03/2024 16:17
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.
Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?