Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Vaccine có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh phế cầu khuẩn?

Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Đặc biệt, nhóm trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có khả năng cao bị tấn công bởi loại vi khuẩn này, điển hình như đường hô hấp bị nhiễm trùng, viêm tai giữa,... PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa đã giải thích cụ thể hơn về vấn đề này.

PV: Xin PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa cho biết phế cầu khuẩn nguy hại như thế nào và lịch sử ra đời của vaccine phế cầu khuẩn?

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn thường khu trú trong các khoang mũi họng của người mà không gây ra bệnh. Khi cơ thể xảy ra các vấn đề bất thường về sức khỏe như suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện... sẽ tạo điều kiện cho phế cầu phát triển gây nên bệnh.

Bệnh do phế cầu gây ra sẽ lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Bệnh nhân mắc phế cầu khuẩn có thể chia làm 2 nhóm: Phế cầu không xâm lấn và phế cầu xâm lấn, trong đó nhóm phế cầu xâm lấn có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi xâm lấn, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Ngoài các bệnh lý trên, phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh lý viêm khác như viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính, viêm kết mạc, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào hay nặng thì bị áp xe não...

Đây là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng cấp tính, có khả năng lây nhiễm rất cao, là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm nên việc nghiên cứu chế tạo ra vaccine phòng ngừa căn bệnh này đã được tiến hành từ rất sớm. Những năm 1880, nhà khoa học Pasteur đã phát hiện được vi khuẩn phế cầu lần đầu tiên. Sau đó, trải qua quãng thời gian nghiên cứu khá lâu, đến năm 1977, vaccine phế cầu khuẩn đầu tiên được cấp phép tại Hoa Kỳ. Đây là vaccine dạng viên nang chứa kháng nguyên từ 14 loại vi khuẩn phế cầu khác nhau. Sau đó được nâng cấp và thay thế bằng vaccine kháng nguyên từ 23 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra 60-76% bệnh xâm lấn (PPSV23).

 

Sau một thời gian sử dụng vaccine PPSV23, các nhà nghiên cứu nhận thấy loại vaccine này không "ghi nhớ" được, kháng thể không tồn tại lâu dài, có hiện tượng giảm đáp ứng kháng thể. Ví dụ chích lần đầu tạo được 1.000ml kháng thể, chích lần sau chỉ còn 800, lần sau nữa giảm còn 600…

Đến năm 2000, Mỹ nghiên cứu ra vaccine cộng hợp PVC7. Nó bao gồm polisaccarit dạng nang tinh khiết của bảy loại huyết thanh S. pneumoniae (4, 9V, 14, 19F, 23F, 18C và 6B) được kết hợp với một biến thể không độc tố bạch hầu. Đến 2010 phát triển thành PVC10 và PVC13.

PV: Xin ông cho biết những type nào là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh phế cầu xâm lấn, phế cầu kháng thuốc?

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 300.000 – 500.000 người mắc viêm phổi do bệnh lý phế cầu xâm lấn. Nếu tính cả phế cầu không xâm lấn thì con số này lên đến hàng triệu.

Phế cầu kháng thuốc - gánh nặng trong điều trị

Biện pháp đặc hiệu để điều trị phế cầu là sử dụng kháng sinh để điều trị. Do đặc thù của vi khuẩn phế cầu có một lớp vỏ bảo vệ nên dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Phế cầu khuẩn là loại song cầu nhưng chỉ được phát hiện bằng phản ứng muối mật, đến nay đã phát hiện được hơn 100 loại serotype khác nhau. Mỗi một type có một "vỏ bao" khác nhau, đặc biệt serotype 3, 6A, 19A có vỏ dày hơn rất nhiều, dẫn đến khó tạo đáp ứng miễn dịch, kháng sinh khó có tác dụng. Đây là loại "đại diện" cho type đề kháng kháng sinh nhiều nhất.

Hiện nay, phế cầu đang là một trong những gánh nặng của y tế thế giới vì nó đề kháng rất mạnh với kháng sinh. Qua nghiên cứu kháng sinh đồ, phát hiện vi khuẩn phế cầu đề kháng rất dữ với cả 16 loại kháng sinh.

Dự phòng phế cầu bằng vaccine đang là biện pháp hiệu quả tính đến thời điểm hiện tại, giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em.

Với loại vaccine PPSV23 tổng hợp được 23 loại vi khuẩn lúc đầu rất hiệu quả nhưng sau 3 năm, họ thấy vaccine này giảm tác dụng nên đã nghiên cứu thành vaccine cộng hợp, từ PVC7 đến PVC10, PVC13 và hiện nay đang chuẩn bị cho sự ra đời của PVC20. Sở dĩ phải cộng hợp vì vaccine này tác động được đến tế bào lympo T, có hiệu quả miễn dịch tốt hơn, thậm chí miễn dịch suốt đời.

Chính vì hiệu quả của vaccine, các tổ chức y tế đều khuyến cáo người dân chủ động tiêm phòng. Lúc đầu mục tiêu tiêm phòng chỉ hướng tới trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh nền nhưng hiện nay, cần khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu trong toàn dân, kể cả thanh thiếu niên và người trưởng thành.

 

18/12/2023 09:31

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Ai nên tiêm phòng cúm?

Bảo Lâm

Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

Tiêm phòng cúm có gây tác dụng phụ không?

DS. Nguyễn Thu Giang

Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Tiêm vaccine phòng dại có hại cho sức khỏe không?

Minh Tâm

Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Mỹ Uyên

Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?

BS Nguyễn Thị Bích

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?

Hùng Anh – Phú Tiến

Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?

Bs Nguyễn Thu Linh

Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Phân biệt phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm vaccine

Nguyễn Hà

Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

Tiêm vaccine không đúng lịch có sao không?

DS.Nguyễn Minh Thành

Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?