Đăng nhập sổ của bạn
Vắc xin phế cầu khuẩn bảo vệ cơ thể như thế nào?
Bác sĩ Nguyễn Huy Luân - trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết phế cầu khuẩn là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp hạng phế cầu trong số 12 loại vi khuẩn kháng thuốc nhiều nhất và chiếm 18% nguyên nhân của viêm phổi nặng, 33% số ca tử vong trên toàn cầu.
Tại Hoa Kỳ, người ta ước tính rằng tình trạng kháng thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây ra hơn 2 triệu ca nhiễm trùng và 23.000 ca tử vong mỗi năm. Dữ liệu từ châu Âu cho thấy khoảng 25.000 ca tử vong là do nhiễm trùng kháng kháng sinh. Còn tại Việt Nam hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi, trong đó có 4.000 ca tử vong.
Vậy phế cầu khuẩn gây bệnh như thế nào mà là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh? Bác sĩ Huy Luân cho hay, chúng có thể thường trú tại vùng mũi, họng ở người và không có triệu chứng. Tỉ lệ trẻ em có phế cầu khuẩn thường trú cao hơn so với người lớn. Người mang phế cầu khuẩn có thể lây lan bệnh cho người khác thông qua đường hô hấp.
Khi bị cảm lạnh, nhiễm vi rút sẽ bắt đầu gây viêm mũi họng và ống Eustachian, dẫn đến tăng khả năng bám dính và xâm chiếm của vi khuẩn phế cầu cũng như các cơ chế kích hoạt khác. Điều này cho phép vi khuẩn và/hoặc vi rút trong vòm họng di chuyển vào tai giữa hay xuống phổi gây nhiễm trùng viêm tai giữa hay viêm phổi.
Đến khi phế cầu xâm nhập vào những cơ quan quan trọng như não thì sẽ gây viêm màng não hoặc vào máu gây nhiễm trùng huyết. Lúc này gọi là bệnh phế cầu xâm lấn, thường bệnh cảnh sẽ nặng hơn, có nhiều biến chứng và tỉ lệ tử vong cao hơn. Tỉ lệ tử vong do viêm màng não ở các nước đang phát triển lên đến 50% và nhiễm trùng huyết khoảng 20%.
Bệnh phế cầu khuẩn ở người lớn tuổi có nguy hiểm ?
So với những bệnh nhiễm lây qua đường hô hấp có thể phòng ngừa bằng vắc xin như Haemophilus influenzae, cúm ho gà thì phế cầu khuẩn hiện là tác nhân chiếm ưu thế gây bệnh nặng và tử vong cho trẻ em.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, trước đây, tác nhân gây ra bệnh viêm màng não chủ yếu là Haemophilus influenzae (66,3%), nhưng những năm gần đây tác nhân chính lại là phế cầu khuẩn, chiếm tỉ lệ 73,6%.
Như vậy, riêng phế cầu khuẩn đã gây ra những bệnh cảnh nặng cho người mắc phải, thì với những người vừa mắc bệnh do phế cầu khuẩn vừa mắc các bệnh khác thì thường gây ra bệnh cảnh nặng hơn với tỉ lệ tử vong tăng gấp nhiều lần. Chẳng hạn người vừa nhiễm COVID-19, vừa mắc bệnh do phế cầu khuẩn thì có tỉ lệ tử vong tăng gấp 8 lần so với người chỉ nhiễm COVID-19.
Cũng theo bác sĩ Huy Luân, việc tiêm vắc xin ngừa phế cầu có tầm quan trọng, giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh phế cầu, đặc biệt là phế cầu xâm lấn. Đồng thời làm giảm mật độ người lành mang trùng, bảo vệ cộng đồng, đặc biệt là nơi có mật độ dân cư đông đúc, gia đình có trẻ nhỏ hay người già chưa được tiêm chủng.
Chủng ngừa vắc xin phế cầu giúp giảm các bệnh lý do phế cầu gây nên. Tại Hoa Kỳ, tiêm ngừa phế cầu làm giảm 98% số ca bệnh phế cầu xâm lấn trẻ em do các tuýp huyết thanh có trong vắc xin phế cầu cộng hợp. Tại Vương quốc Anh, tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh phế cầu xâm lấn ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm 69% trong 8 năm sau khi vắc xin phế cầu cộng hợp được đưa vào sử dụng.
Bệnh do phế cầu gây ra rất nguy hiểm nên phải phòng ngừa sớm để bảo vệ cơ thể, tạo đáp ứng để chống lại bệnh trước khi có khả năng mắc bệnh. Do đó, bất kỳ thời điểm nào mà trẻ chưa tiêm ngừa thì phụ huynh nên cho bé đi tiêm, không chờ đợi, chần chừ.
Vắc xin phòng bệnh phế cầu được nghiên cứu từ lâu nên rất an toàn. Do đó những trường hợp trẻ chỉ ho, sổ mũi thì vẫn có thể tiêm ngừa, phụ huynh không chờ tiêm khi trẻ thật khỏe. Hiện việc tiêm vắc xin ngừa phế cầu tùy theo lứa tuổi nhưng tốt nhất nên tiêm trước 6 tháng, cùng với những vắc xin khác như vắc xin 6 trong 1, vắc xin ngừa Rota vi rút.
18/12/2023 09:26
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Tiêm vaccine phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa bệnh và các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm gây ra.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, một số tác dụng phụ khác nhau có thể liên quan đến việc tiêm phòng cúm hoặc vaccine cúm dạng xịt mũi… Việc gặp phải một số tác dụng phụ là điều bình thường.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng, ghi nhận nhiều ca tử vong trên cả nước. Người dân e ngại tiêm vaccine phòng dại vì lo sợ vaccine gây ảnh hưởng đến thần kinh. Vậy tiêm vaccine phòng dại có hại sức khỏe không?
Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus có thể dẫn đến ung thư.
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu. Nhiều người thắc mắc vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Phế cầu khuẩn (còn có tên Streptococcus Pneumoniae) là một trong những loại vi khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Những năm 1913, Von Behring đã phát triển vaccine bạch hầu và từ năm 1920 trở đi, vaccine bạch hầu đã được phân bố rộng rãi.
Tiêm vaccine được coi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, sau tiêm trẻ có thể gặp các phản ứng từ nhẹ đến nặng.
Tiêm vaccine đúng lịch bao gồm cả các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc lại, để giúp cơ thể được bảo vệ tối ưu nhất. Nếu trẻ tiêm vaccine muộn hoặc sớm hơn so với lịch đề nghị thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vaccine?