Đăng nhập sổ của bạn
Thuốc trị bệnh chàm ở trẻ
Bệnh chàm khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lâu dần, nếu không điều trị sớm, những vết chàm ngoài da có thể để lại sẹo…
Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách... Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để hạn chế bệnh cho trẻ.
Vì sao trẻ mắc bệnh chàm?
Bệnh chàm có thể phát sinh từ một số yếu tố, bao gồm hệ thống miễn dịch, gen, môi trường và những thứ khác khiến hàng rào bảo vệ da hoạt động không chính xác.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh chàm thường do: Tiền sử gia đình; các vấn đề ở hàng rào bảo vệ da, khiến độ ẩm thoát ra ngoài và vi trùng xâm nhập từ đó gây bệnh; các dị nguyên (lông động vật, bụi, nấm mốc, phấn hoa, thức ăn...); da khô; nhiệt độ cao; quần áo...
Dạng bệnh chàm phổ biến nhất ở trẻ em là viêm da dị ứng. Khoảng 20% trẻ em mắc bệnh, thường bắt đầu sớm trong giai đoạn đầu đời, hầu hết trước sinh nhật thứ 10. Bệnh chàm sẽ biến mất theo thời gian, nhưng khoảng một nửa số trẻ vẫn sẽ mắc bệnh này khi trưởng thành.
Các chất gây dị ứng phổ biến
Các chất gây dị ứng phổ biến: Các kim loại như niken và coban, có thể được tìm thấy trong đồ trang sức trang phục, các bộ phận của quần áo như khóa thắt lưng và khóa jean, đồ chơi, đồ nội thất và bàn ghế...
Nước hoa và chất bảo quản là những chất gây dị ứng phổ biến khác. Chất gây dị ứng cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm và dầu gội, bột giặt.
Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ
Ở trẻ sơ sinh, phát ban ngứa có thể dẫn đến tình trạng chảy nước, đóng vảy, chủ yếu ở mặt và da đầu. Nó cũng có thể xảy ra trên cánh tay, chân, lưng và ngực.
Trẻ em và thanh thiếu niên thường bị phát ban ở những chỗ uốn cong của khuỷu tay, sau đầu gối, trên cổ, hoặc trên cổ tay hoặc mắt cá chân. Phát ban chuyển thành vảy và khô.
Trị bệnh chàm ở trẻ nhỏ như thế nào?
Mục đích của việc điều trị bệnh chàm là làm dịu và ngăn ngừa ngứa, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Chất làm ẩm
Vì da khi bị chàm sẽ khô và ngứa, sử dụng các loại kem dưỡng để giữ ẩm, làm dịu tình trạng viêm và đưa nước trở lại da để giúp da lành lại. Thoa kem nhiều lần trong ngày, kể cả ngay sau khi tắm xong. Dầu khoáng hoạt động tốt vì tạo thành một lớp màng chắn dày trên da. Sản phẩm có glycerin, axit lactic và urê cũng có thể hữu ích vì giúp kéo nước vào da.
Khi vết chàm bùng phát, hãy ngâm một ít gạc, băng hoặc quần áo mềm vào nước mát và đắp lên da. Hơi mát sẽ giúp giảm ngứa và độ ẩm sẽ giúp các loại kem dưỡng hoạt động tốt hơn. Cẩn thận che khu vực bằng một lớp vải khô (chẳng hạn như đồ ngủ) và để nguyên trong vài giờ hoặc qua đêm.
Không có cách nào để biết liệu bệnh chàm ở thời thơ ấu có tiếp tục đến tuổi trưởng thành hay không, nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Kem hydrocortisone
Kem bôi hydrocortisone (loại nhẹ) cũng có thể hữu ích. Hydrocortisone, một loại steroid, có thể giúp giảm mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. Có thể bôi thuốc lên các vị trí bị chàm khoảng 4 lần/ngày trong tối đa 7 ngày. Tránh dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tránh xa mắt, trực tràng và bộ phận sinh dục....
Lưu ý, cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Bởi nếu lạm dụng loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng cho trẻ: Loãng xương, chậm phát triển, teo da, sạm da…
Thuốc kháng histamin
Thuốc trị dị ứng có thể không hiệu quả đối với da ngứa do bệnh chàm, nhưng các thuốc này có thể giúp bạn ngủ ngon nếu uống chúng trước khi đi ngủ. Có thể dùng chlorpheniramin, alimemazin... theo chỉ định của bác sĩ hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất.
Kháng sinh
Nếu khu vực da bị nhiễm trùng, có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh hay không cần được bác sĩ chỉ định. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh để tránh các hệ lụy đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngoài ra có các lựa chọn khác như dùng nhựa than đá (hóa chất làm giảm ngứa), quang trị liệu (sử dụng tia cực tím) và thuốc cyclosporin (ức chế miễn dịch)...
Các thuốc được FDA chấp thuận điều trị chàm
FDA đã phê duyệt hai loại thuốc được gọi là thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ (TIM) cho bệnh chàm nhẹ đến trung bình. Kem elidel và thuốc mỡ protopic hoạt động bằng cách thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa bùng phát. Chúng có thể làm giảm viêm và ngứa. Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Một loại thuốc sinh học có tên là dupilumab (dupixent) cho bệnh chàm vừa đến nặng. Các chất sinh học ngăn chặn một số protein nhất định liên kết với các thụ thể trên tế bào, làm dịu hoặc ngăn ngừa chứng viêm bằng cách giữ cho hệ thống miễn dịch không phản ứng quá mức.
Làm sao ngăn ngừa đợt bùng phát bệnh chàm?
Để ngăn ngừa bệnh chàm, nên:
Lạm dụng thuốc kháng sinh ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm
Các thuốc điều trị dị ứng, những điều cần biết
Viêm da dị ứng ở trẻ, lựa chọn thuốc điều trị nào?
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
- Tránh thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột.
- Cố gắng không đổ mồ hôi hoặc quá nóng. Giữ mát và giữ thoải mái cho ngôi nhà có thể làm giảm ngứa.
- Tránh các chất liệu dễ xước như len.
- Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
- Chú ý đến các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng và cố gắng tránh chúng
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
17/05/2022 14:48
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.