Đăng nhập sổ của bạn
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi trẻ bị chàm sữa
Chàm sữa là một bệnh chàm thể tạng với đặc điểm là viêm da mạn tính, không lây, có thể nhận biết và chữa trị đơn giản.
Cũng giống như các bệnh dị ứng khác, chàm sữa là một dạng bệnh dị ứng biểu hiện ngoài da, có tính cơ địa. Nghĩa là được các gen chi phối. Thường có tính chất gia đình (trong nhà có người bị bệnh dị ứng: Mề đay, chàm, hen...) Trên một người có sẵn cơ địa dị ứng, khi gặp đúng tác nhân gây dị ứng đặc hiệu (bụi, lông súc vật, đồ ăn...) thì tình trạng dị ứng xảy ra có thể biểu hiện ngoài da hay nhiều cơ quan khác.
Tổn thương da điển hình được mô tả như sau:
Khởi đầu là dát đỏ, sau đó nổi sẩn lên và tạo thành mụn nước li ti. Các mụn này rỉ nước và đóng mày sau đó tróc vảy. Vị trí thường ở hai gò mà, đối xứng nhau. Có thể lan xuống cằm, da đầu, trán nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Trẻ ngứa, biểu hiện lấy tay cào gãi hay dụi má nếu trẻ nhỏ .
Việc chẩn đoán chàm sữa là khá dễ dàng mà không cần bất cứ xét nghiệm nào. Tuy nhiên cần phân biệt với bệnh “lác đồng tiền” mà dân gian hay gọi.
Lác đồng tiền hay chính là bệnh hắc lào, là một tổn thương da dạng trong hay bầu dục như đồng tiền gây ra bởi nấm. Hắc lào có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng hay gặp ở vùng da ẩm như bẹn, mặt trong đùi và rất ngứa.
Tìm xem yếu tố nào làm trẻ lên đợt chàm là rất quan trọng. Người ta thấy có đến 30-40% trẻ bị chàm sữa có liên quan tới dị ứng đạm bò. Có thể gặp ở trẻ có bú sữa công thức hoặc bú mẹ hoàn toàn (nhưng mẹ có ăn hoặc uống các chế phẩm chứa đạm bò như thịt bò, phô mai, sữa....). Nếu bị dị ứng đạm bò, ngoài chàm sữa trẻ có thể có thêm một số biểu hiện khác như tiêu phân máu, mề đay, khò khè…
Ngoài ra các yếu tố khác như: Thức ăn, không khí, thú nuôi, các chất kích ứng da như xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khí hậu nóng - lạnh hay khô quá... cũng có thể là yếu tố khiến trẻ nổi chàm.
Điều trị chàm sữa bao gồm:
- Giữ ẩm da: Có thể dùng một trong các loại sau: cetaphil, ceradan, physioge. Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 2-4 lần
- Thuốc chống viêm: Corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp: Hydrocortisol 1%, clobetasol butyrate 0.05% thoa ngày 1-2 lần.
Lưu ý: Những loại thuốc mỡ có chưa chất kháng viêm corticoid, phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng. Do loại thuốc này có hiệu quả rất nhanh, dường như có tác dụng tức thời sau dùng một thời gian ngắn khiến chàm lặn đi, trẻ hết ngứa, nên cha mẹ có xu hướng lạm dụng.
Nhưng nếu dùng nhiều thuốc thấm vào máu gây tác dụng toàn thân. Dùng kéo dài có nhiều tác dụng phụ đáng kể: Loãng xương, chậm tăng trưởng, phù, tăng huyết áp... Tại chỗ gây teo da, sạm da. Các thuốc này có thể kể đến như: Eumovate, gentrisone... Do đó, thuốc hỉ dùng khi bị chàm nặng và có chỉ định của bác sĩ.
- Với sang thương đang bội nhiễm, rỉ dịch nhiều, có thể dùng thuốc: millian 1% hoặc rosine 2%... thoa ngày 2 lần.
- Điều trị triệu chứng giảm ngứa bằng kháng histamin: Chlopheniramin, alimemazin…
- Kháng sinh: Khi nghi ngờ có nhiễm trùng (tổn thương da tạo mụn mủ, bé sốt...), thì cần dùng kháng sinh. Ưu tiện chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.
- Test sữa: Nếu bác sĩ nghi bé có dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ đổi sữa sang uống sữa thủy phân đạm 2-3 tuần sau đó thử lại. Hoặc hướng dẫn chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú.
- Vệ sinh, tắm rửa: Tắm nước ấm, ngày 1-2 lần, không nên tắm quá lâu (dưới 15 phút)
Sữa tắm nên chọn các loại như: Cetaphil, physiogel, oilatum…
Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn, không chà sát mạnh lên da bé.
- Thoa chất giữ ẩm thường xuyên .
- Không cho tiếp xúc với chất kiềm: xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.
- Áo quần chọn 100% cotton. Không mặc đồ chật, vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
- Tránh bé tự cào gãi bằng cách cắt móng tay. Nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang tất tay.
- Phòng của bé phải thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không nước hoa. Nhiệt độ, độ ẩm hợp lý.
- Ăn uống: Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.
Bác sĩ nhi khoa Trần Văn Công
Phòng khám nhi khoa Sunshine
03/04/2022 16:09
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.