Đăng nhập sổ của bạn
Cần làm gì khi trẻ sốt cao, co giật?
Hầu hết phụ huynh đều hoảng loạn khi con bị sốt cao, co giật. Nhiều bà mẹ thấy con sốt cao là dùng hạ sốt liên tục, với hi vọng con đừng co giật. Nhưng phương pháp này tỏ ra không mấy hiệu quả mà có nguy cơ gây hại cho bé nhiều hơn.
1.Vì sao trẻ bị sốt cao co giật?
Chúng ta biết rằng, co giật là do các tế bào não (neuron thần kinh) phóng điện đột ngột, nhất thời và quá mức gây ra. Co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân: Do sốt cao quá, do bị viêm não, viêm màng não, hạ đường huyết, hạ canxi, động kinh… Trong đó co giật do sốt cao là hay gặp hơn cả.
Không như nhiều cha mẹ lo lắng về hậu quả của co giật do sốt cao. Co giật lành tính do sốt cao không để lại di chứng. Các trẻ vẫn thông minh và phát triển bình thường. Hiện tượng này thường chấm dứt sau 6 tuổi.
Sốt cao co giật thường có tính chất di truyền. Những trẻ có cha mẹ ngày bé sốt cao co giật thì dễ bị co giật khi sốt cao hơn. Tất nhiên không phải trẻ nào cũng có cha mẹ bị giật khi còn nhỏ.
Với những trẻ bị co giậtdo nguyên nhân viêm não, viêm màng não, động kinh… thì sẽ để lại di chứng.
Tuy nhiên, dù lành tính không để lại di chứng nhưng những trẻ đã co giật một lần thì có xu hướng giật lại ở những lần bệnh sau.Vì vậy việc nhận diện và hành xử đúng cách của phụ huynh rất quan trọng.
Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi. Ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác.
Không có ngưỡng cụ thể sốt bao nhiêu độ thì mới co giật ở tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38.5 độ.
Biểu hiện của cơn giật: Giật toàn thân, cắn chặt răng, trợn mắt, gồng cứng tay, duỗi cứng 2 chân,tím tái, tiêu- tiểu ra quần…
Cơn giật chỉ kéo dài vài phút, không bao giờ kéo dài quá 15 phút.
Sau cơn giật trẻ ngủ thiếp đi 5-10 phút rồi tỉnh lại chơi bình thường.
Trong một đợt bệnh thường trẻ chỉ giật một cơn. Cơn giật thường xuất hiện đột ngột không báo trước, trong 24 giờ đầu kể từ khi khởi phát sốt,khiến cha mẹ không kịp trở tay.
Lưu ý: Nếu trẻ giật không giống như trên mô tả hãy cảnh giác nguyên nhân nguy hiểm hơn: Viêm não, viêm màng não…
Nếu trẻ chỉ giật một chi hay một nơi nào đó trên cơ thể thì cũng cẩn trọng co giật do nguyên nhân khác.
Trước hết cha mẹ/người chăm sóc trẻ cần phải bình tĩnh để xử trí tình huống:
- Dẹp hết mọi thứ xung quanh để không gian thoáng cho trẻ nhằm tránh va chạm gây thương tích.
- Không nên xúm vào xoa bóp hay lay gọi trẻ.
- Nới lỏng áo quần nếu trẻ mặc đồ chật chội quá.
- Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, cổ ngửa ra một chút.
- Không nhét hay đè bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nếu trẻ chảy nhớt dãi thì dùng khăn lau sạch
- Trẻ đang sốt cao, rất nóng, hãy kêu một người lấy 1 viên paracetamol dạng viên đạn, đặt hậu môn cho trẻ (liều 15mg/kg/lần, mỗi 6h/một lần nếu còn sốt cao)
- Không cần lau mát lúc này, không kìm giữ hay ôm chặt trẻ.
- Hãy nhìn đồng hồ xem cơn giật kéo dài bao lâu. Ước lượng thời gian từ xe cứu thương có thể xuất hiện tại nhà bạn kể từ lúc bạn gọi. Nếu trong vòng 5 phút xe có mặt ngay thì đừng ngại hãy bấm gọi cứu thương. Tuy nhiên, điều này là rất khó ở Việt Nam do tình trạng giao thông thường xuyên ùn tắc.
- Chờ cho trẻ hết giật.
- Khi trẻ qua cơn giật hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi.
Mục đích của việc theo dõi sau giật tại bệnh viên là nhằm xác định chính xác giật này là do sốt hay do bệnh khác nặng hơn.
Có thể có vài xét nghiệm phải được tiến hành: Xét nghiệm máu, đo điện não hoặc chọc dịch não tủy, tùy biểu hiện của bé có gợi ý đến bệnh lý gì hay không.
BS chuyên khoa nhi Trần Văn Công
Phòng khám nhi khoa Sunshine
31/03/2022 08:15
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.