Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Tải ứng dụng Sổ Mẹ và Bé

Đăng nhập sổ của bạn

Những sai lầm thường gặp sau sinh và cách chăm sóc đúng

Sau khi con chào đời, cơ thể người mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Số lượng lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể rất mệt mỏi cho mẹ.

Không nên kiêng khem quá kỹ sau sinh

Sau khi sinh, nhiều người thường kiêng khem quá kỹ. Điều này thật không tốt và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Bà mẹ cần được ăn cơm ngay sau 2 - 4 giờ sinh thường, các món ăn phải nấu chín và ăn nóng. Sản phụ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn, cần tráng miệng bằng trái cây có tính lành như: Đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa... Nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ...

Ảnh minh họa

Những trường hợp mẹ ít sữa hay không có sữa, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước thì cần phải ngủ đủ giấc, trung bình 8 - 9 giờ/ngày, chính trong giấc ngủ sẽ giúp bài tiết sữa nhiều hơn.

Sau khi sinh, sản phụ cần quấn bụng vừa phải để sản dịch nhanh ra hết sẽ tránh được viêm nhiễm. Có trường hợp sản phụ quấn chặt từ hông đến bụng hy vọng có thể khiến hình thể trở lại như trước đây. Điều này là không tốt vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể mỗi khi hoạt động, làm tăng sức ép ở bụng, giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản. Việc làm này khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phần phụ, hội chứng tụ máu trong khoang chậu... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.

Sau khi sinh, rất nhiều chị em mắc phải tật nói nhịu, nói nhiều, hay quên. Hầu hết các mẹ đổ tại không kiêng cữ bởi các cụ vẫn thường dặn gái đẻ phải ở trong phòng kín, nói ít, nói nhỏ, ai gọi cũng không được thưa. Đây là quan điểm sai lầm vì nói nhịu, nói ngọng, nói lắp hay lỡ lời thì ai cũng có thể mắc. Chị em sau sinh nên tránh nói to, nói nhiều để không bị mất sức.

Ảnh minh họa

Rất nhiều chị em sau sinh dùng rượu nghệ để bôi lên da hay dùng xông mặt với mong muốn có làn da đẹp sau này. Nghệ là bài thuốc chống viêm, liền sẹo, dưỡng da rất hiệu quả. Vì thế, đối với phụ nữ sau sinh, việc sử dụng rượu nghệ để bôi lên da cũng phải rất cẩn thận vì rượu nghệ rất nóng, nếu chúng ta bôi quá dày hay dùng nhiều lần trong ngày có thể gây tổn thương da. Vì vậy, muốn được an toàn thì chị em trước khi quyết định dưỡng da bằng phương pháp nào nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Chế độ nghỉ ngơi cho bà mẹ sau sinh hợp lý

Trong tuần đầu sau khi sinh, mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể ngủ được. Càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực.

Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sau sinh. Nguyên tắc sau sinh các mẹ không được nằm đầu kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu để máu có thể tuần hoàn đến não, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6 - 8 giờ đầu (vì sau khi vượt cạn, cơ thể chúng ta vừa mất một sức lực cũng như lượng máu lớn nên nếu nằm gối quá cao, máu sẽ không lưu thông lên não).

Ảnh minh họa

Sang ngày hôm sau, sản phụ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch. Nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh nhằm giúp cơ thể vệ sinh tốt, tạo thông thoáng cho các lỗ chân lông, tránh nhiễm trùng da do bụi bẩn và mồ hôi tiết ra lúc chuyển dạ.

Sau sinh, sản phụ sẽ có hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, bà mẹ cần thay băng vệ sinh thường xuyên, không nên để quá 6 giờ vì có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, sản phụ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều. Khi về ở nhà, phải vệ sinh vùng kín hàng ngày như ở trong viện.

Những dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?

Có nhiều vấn đề cần thông báo cho thầy thuốc, kể từ nhẹ đến nghiêm trọng:

Đau vùng tầng sinh môn: Có thể kéo dài 1 - 2 tháng.

Bí tiểu hay không kìm giữ được nước tiểu: Thường được chữa trị bằng châm cứu.

Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài: Gây hạn chế vận động.

Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau sinh: Thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau sinh. Hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần. Trầm cảm sau sinh kéo dài hơn.

Sốt kéo dài sau sinh: Có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

Nhiễm khuẩn sinh dục sau sinh: Sốt kéo dài sau sinh do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.

Sản giật sau sinh: Có thể xảy ra vài giờ sau sinh nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác cũng vẫn là mỏi mệt, nhức đầu, phù hai chi dưới kéo dài, huyết áp tăng... Vì thế, sau sinh vẫn cần theo dõi chặt chẽ. Cũng có khi sản giật sau sinh xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Biến chứng đáng lo ngại nhất là xuất huyết não, tổn thương thận gây bệnh thận mạn tính.

Sưng nề chi dưới, đau, da lạnh, tím tái. Thường do huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân: Vận động sớm là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Khó thở, đau ngực, tím tái: Cần khẩn cấp đưa đến bệnh viện.

01/05/2022 17:16

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

Dùng thuốc trị cúm ở bà mẹ cho con bú

BS. Đặng Xuân Thắng

Việc điều trị cúm kịp thời, đúng cách sẽ giúp bà mẹ cho con bú tránh mệt mỏi, khó chịu, giảm biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là thuốc trị cúm an toàn?

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

NHS. Đỗ Thanh Huyền

Người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

ThS. BS. Nguyễn Văn Bình

Áp xe vú là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn người mẹ cho con bú.

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

6 điều cần nhớ trước khi quan hệ tình dục sau sinh

BS. Nguyễn Tuấn Anh

Sinh con không có nghĩa là không thể tận hưởng đời sống tình dục. Hãy ghi nhớ 6 điều này trước khi quan hệ tình dục sau sinh.

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú?

Thu Phương

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát được thì có những biện pháp chị giảm nguy cơ mắc bệnh như cho con bú sữa mẹ.

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

Tìm hiểu về phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú

ThS.BS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Phương pháp rụng trứng Billings Việt Nam

Áp dụng phương pháp rụng trứng Billings trong giai đoạn cho con bú giúp các cặp vợ chồng có thể vui hưởng hạnh phúc mà không lo có em bé quá sớm.

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Ho ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

BS. Trần Anh Tuấn

Thời tiết lạnh khiến nhiều trẻ bị ho, nhất là ở trẻ sơ sinh, điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Nếu xử trí không đúng thì tình trạng ho của trẻ sẽ nặng hơn.

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

Thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ

TS. Nguyễn Thu Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Sữa mẹ là thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế trong giai đoạn đầu của cuộc đời.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng của bà mẹ cho con bú đối với sữa mẹ

ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng

Các bà mẹ sẽ làm như thế nào để có đủ sữa cho con, và làm thế nào để cho con có được những giọt sữa hoàn hảo và chất lượng nhất? Chế độ ăn của bà mẹ có ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ hay không?