Đăng nhập sổ của bạn
Viêm phổi ở trẻ và những dấu hiệu nguy hiểm
Trẻ nhỏ bị viêm phổi có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, suy hô hấp… nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi mắc viêm phổi, trẻ có biểu hiện ho vừa đến ho nặng, thường là ho nặng tiếng.
Trẻ có biểu hiện thở nhanh liên tục (khác với biểu hiện thở nhanh, nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (đối với trẻ từ 2 tháng - 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (với trẻ trên 1 tuổi).
Cha mẹ cần chú ý đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên và không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
- Thở gắng sức: Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (vị trí phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
- Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ, nhưng cơ thể trẻ không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.
- Sốt vừa đến sốt cao, nhưng đôi khi không có ở trẻ có hệ miễn dịch yếu.
- Đau ngực trong lúc ho và cả giữa các cơn ho.
- Trẻ có biểu hiện nôn, không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
- Có biểu hiện tím tái quanh môi và ở mặt, do trẻ bị thiếu oxy.
- Xuất hiện thở rít, mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn, nhưng đôi khi đây cũng là biểu hiện của viêm phổi.
Khi trẻ mắc viêm phổi nếu không được điều trị và điều trị đúng, có thể dẫn đến các biến chứng như: Nhiễm trùng ở phổi có thể lây lan sang máu và dần dần nhiễm trùng từ máu sẽ lây lan qua các bộ phận khác trong cơ thể.
Việc tích tụ dịch quá nhiều dễ gây ra tràn dịch màng phổi. Điều này sẽ chèn ép lên phổi và gây khó thở. Các vùng nhiễm trùng ở phổi rất dễ trở thành các ổ áp xe.
Hội chứng suy hô hấp cấp ở những trẻ bị viêm phổi cả hai thùy.
Ngoài ra, dưới sự tác động của vi khuẩn, tình trạng viêm phổi có thể gây ra các tác động tiêu cực đến cơ quan khác. Chẳng hạn như giảm huyết áp, nhịp tim hoặc thậm chí là mất nhận thức.
- Trẻ sốt cao và kéo dài: Sốt cao có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên trẻ sốt cao kéo dài trong 2 - 3 ngày liên tục là triệu chứng của viêm phổi.
- Trẻ có biểu hiện co lõm lồng ngực: Đây là triệu chứng của trẻ đã bị viêm phổi nặng. Lúc này, khi trẻ hít vào, phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) sẽ bị lõm vào. Trong trường hợp phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
- Xuất hiện tím tái: Đó là tình trạng da nhợt nhạt và tím lại ở mặt, chân, tay cho đến toàn thân. Nếu không được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Triệu chứng khác như: Trẻ khó thở, thở khò khè; Đau ngực, có thể đau ít hoặc nhiều; Môi khô, kèm theo mệt mỏi, chán ăn… cũng cần nhập viện sớm để được điều trị.
Tóm lại: Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng thường gặp nhất, rất dễ dẫn đến biến chứng nặng và tử vong hơn. Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: Khò khè, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, quấy khóc, bú kém... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra khi trẻ không được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi trẻ bị ho, khò khè, sổ mũi... vì biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất giống các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể diễn biến nhanh dẫn đến biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong cao.
15/11/2023 15:20
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.