Đăng nhập sổ của bạn
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là một bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt mùa hè sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em bùng phát.
Viêm thanh quản cấp là bệnh lý viêm cấp tại niêm mạc màng nhầy thanh quản, với đặc trưng là khàn tiếng hoặc mất tiếng, do hiện tượng viêm tại dây thanh âm. Thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi, hay gặp nhất là ở giai đoạn 7 - 36 tháng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường xảy ra trong thời gian ngắn, khoảng vài ngày.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp ở trẻ chủ yếu do virus chiếm 75%, thường gặp do virus á cúm và cúm A, hiếm gặp Adenovirus, vi khuẩn hoặc nấm, phế cầu, bạch hầu... Theo ghi nhận, những người có hoạt động gắng sức của dây thanh âm như: Trẻ hét hò, nói to, nói quá nhiều, hít phải khói thuốc lá, phản ứng dị ứng với bụi hoặc phấn hoa… có thể là những nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp.
Biểu hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ thay đổi phụ thuộc mức độ và nguyên nhân gây bệnh
- Với trẻ lớn: Triệu chứng nghèo nàn, thường bị đau họng, khàn tiếng hoặc mất tiếng.
- Với trẻ nhỏ: Triệu chứng thường nặng nề hơn, trẻ có thể sốt, chảy mũi, có biểu hiện giống như bị cúm, họng đau, khô, sưng hạch cổ dưới hàm, buồn nôn, nôn, khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng, thở rít ở thì thở vào, có dấu hiệu suy hô hấp.
Nếu khám lâm sàng nghi ngờ trẻ mắc viêm thanh quản cấp, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để xác định như: Công thức máu, X-quang cổ thẳng nghiêng và X-quang ngực khi nghi ngờ dị vật đường thở hoặc nội soi thanh quản để chẩn đoán nguyên nhân như bất thường thanh quản bẩm sinh, màng ngăn thanh quản, polyp thanh quản…
Ngoài ra, chẩn đoán viêm thanh quản cấp còn để phân biệt với dị vật đường thở, viêm nắp thanh môn cấp.
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến trong vòng 5 - 7 ngày rồi tự khỏi nếu không xảy ra biến chứng, đặc biệt là những biến chứng bội nhiễm dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác, làm cho sức đề kháng của trẻ giảm sút trầm trọng như: Viêm tai, viêm phổi… Vì thế, cha mẹ cần phải theo dõi sát các dấu hiệu bệnh của trẻ, đặc biệt là các dấu hiệu của biến chứng như: Đau tai, chảy dịch ở tai, khó thở tăng dần…
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm, do đặc điểm ở trẻ có hiện tượng phù nề dữ dội, trong khi kích thước đường thở lại nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với người lớn, các tổ chức liên kết ở vùng này lại khá lỏng lẻo, nên dễ gây khó thở nặng và tử vong ở trẻ em. Thêm vào đó, quá trình phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí – phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều dịch nhầy đặc quánh, làm tắc lòng khí – phế quản, gây ra chứng khó thở. Lúc này, trẻ thường đột ngột sốt cao và khó thở nặng, nhịp thở nhanh, thở ậm ạch, nghe có ran ở phổi. Bệnh diễn biến rất nhanh và thường gây tử vong sau 24 giờ nếu không được điều trị.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ, khi chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản cấp cha mẹ cần tránh cho trẻ nói to, nói càng ít càng tốt, ở trẻ nhỏ cần tránh kích thích để trẻ không quấy khóc nhiều. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng, giữ cho không khí đủ độ ẩm, tránh khói bụi, khói thuốc lá...
Trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế nói chuyện, giữ ấm người, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ, tình trạng bệnh của trẻ, các dấu hiệu nặng như khó thở, bỏ ăn, li bì... để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi tình trạng của trẻ chuyến xấu.
Để phòng ngừa viêm thanh quản, cha mẹ có thể đưa trẻ tiêm vaccine cúm và bạch hầu, tránh để trẻ la hét, nói nhiều.
Chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C... sẽ giúp chất nhầy dây thanh âm hoạt động tốt. Khi trẻ bị viêm thanh quản, người lớn nên tránh không hút thuốc trước mặt trẻ, để trẻ không hít phải khói thuốc, vì khói thuốc sẽ làm khô và kích thích dây thanh âm.
06/03/2023 15:33
Trên thực tế ghi nhận, đa số trẻ bị tay chân miệng độ nhẹ đều được cho theo dõi và chăm sóc tích cực tại nhà. Cha mẹ người chăm sóc bệnh nhân mắc tay chân miệng cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây.
Bé gái 5 tuổi sống tại Tây Ninh vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị với chẩn đoán viêm não mô cầu. Vậy viêm não mô cầu do đâu, lây nhiễm qua đường nào?
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay nước ta đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc, trong đó có 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ thường gặp và hay tái phát. Cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không mắc bệnh.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên với các dấu hiệu nhận biết như: ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự hồi phục, chủ yếu điều trị và chăm sóc tại nhà.
Trong thời gian vừa qua tại Hà Nội có nhiều trẻ bị ho gà, có bé chỉ 5 tuần tuổi. Điều này khiến nhiều mẹ có con nhỏ lo lắng.
Viêm họng là một bệnh phổ biến ở chuyên khoa tai mũi họng. Do viêm họng hay xảy ra nên nhiều người sẽ chủ quan và thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc tự mua thuốc không theo kê đơn của bác sĩ về uống…
Yên Bái đã ghi nhận trường hợp trẻ mắc thủy đậu tử vong. Vậy nếu trẻ mắc thủy đậu thì cần phải làm gì, chăm sóc ra sao để nhanh khỏi bệnh.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa.... Khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý các triệu chứng.